Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vụ 'chuyến bay giải cứu': Cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh gợi ý 'cám ơn đi'

Nóng trong ngày

20/07/2023 16:15

Chiều 20/7, tự bào chữa trước tòa trong vụ chuyến bay giải cứu, bị cáo Trần Thị Mai Xa, Giám đốc Công ty MasterLife đã trình bày những ấm ức mà mình phải trải qua trong quá trình xin cấp phép chuyến bay.

Theo nữ bị cáo này, giai đoạn đầu tiên xin cấp phép chuyến bay vào tháng 6/2021, chuyến bay đầu tiên đó là lần đầu bị cáo này có hành vi vi phạm, và theo bị cáo Mai Xa, vi phạm đó xuất phát từ nguyên nhân rất cụ thể.

Đó là có văn bản từ chối của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công an. Bị cáo Mai Xa cho biết, trong 2 chuyến bay đầu tiên Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) gửi công văn đồng ý với các Bộ, trong đó có 4 Bộ thì 3 Bộ đã đồng ý, còn 1 Bộ chưa đồng ý.

Vụ 'chuyến bay giải cứu': Cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh gợi ý 'cám ơn đi' - Ảnh 1.

Bị cáo Trần Thị Mai Xa. Ảnh: H.N/Dân trí.

"Bị cáo rất sốt ruột, tháng 4 đã không được chuyến bay rồi, đã bị mất tiền, đã phải bán nhà để mua chuyến bay khác, nhưng thời điểm cách 2 ngày trước khi bay mà lại diễn ra điều đó thì bị cáo rất lo lắng.

Bị cáo gọi điện cho Phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự thì nhận được trả lời có một chút vướng mắc bên Bộ Công an, em sang đó xem như thế nào. Bị cáo thực sự run, rất run, bị cáo như chim sợ cành cong, nếu không được thì bị cáo không còn nhà để bán nữa", Mai Xa trình bày trước tòa.

Trước diễn biến này, Mai Xa khai đã lên Cục Quản lý Xuất nhập Cảnh, gặp cán bộ của Cục này nhận được trả lời công ty bị cáo bị từ chối vì lý do "sếp không biết doanh nghiệp em là ai cả".

"Một lý do như vậy, thực sự trong lòng bị cáo rất ấm ức. Bị cáo cảm thấy mình đang làm những điều rất tốt, làm theo chủ trương nhân đạo của nhà nước mà tại sao mình lại bị từ chối bởi vì lý do "sếp không biết doanh nghiệp em là ai cả nên sếp đã từ chối văn bản của bên em…"

Lúc đó bản thân bị cáo không biết có văn bản bị từ chối, sau này làm việc với cơ quan an ninh điều tra thì được cung cấp văn bản đã bị từ chối. Bị cáo đã làm việc với Vũ Sỹ Cường (nguyên cán bộ Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công an – PV), anh này nó, để giải quyết nhanh em nên làm theo cơ chế cảm ơn đi, nếu không kịp thì sẽ khó lắm", bị cáo Trần Thị Mai Xa nói.

Đứng trước sự lựa chọn không có sự thay đổi, nữ bị cáo nói lúc doanh nghiệp của mình đang phụ thuộc vào chính quyền, các cơ quan, ban ngành để xin được một giấy cấp phép nên Mai Xa đã phải đi xoay tiền để làm theo "cơ chế cảm ơn".

"Bị cáo rất ấm ức, bị cáo nghĩ rằng đáng lẽ việc cấp phép chuyến bay đó phải là trách nhiệm của các của các bộ ngành được giao nhiệm vụ. Đáng lẽ ra Cục Lãnh sự phải giải quyết chứ không phải bị cáo đi lên đó để giải quyết vướng mắc... Đó là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt sai phạm của bị cáo, là hành vi đưa tiền cho các cán bộ. Bị cáo không cảm nhận được điều đó, bị cáo không có ý thức về điều đấy nhưng lần đầu tiên đã bị ép phải đưa rồi thì lần sau cứ thế phải đưa, như một thông lệ", bị cáo Mai Xa nói, theo Dân Việt.

Trình bày thêm, Mai Xa cho biết, trên những chuyến bay mà công ty của bị cáo tổ chức có trung bình 240 chỗ thì trong đó có khoảng 10 tro cốt được gửi về nước.

"Tôi hỏi Tuấn tại sao không được cấp phép? Tuấn bảo chưa cấp thiết. Bị cáo thắc mắc như nào mới là cấp thiết. Bị cáo rất ấm ức. Mình đang làm những việc cho đồng bào nhưng lại bị gây khó khăn", Mai Xa nói.

Bào chữa cho bản thân, bị cáo bày tỏ mong muốn HĐXX đồng cảm với khối doanh nghiệp trong vụ án này và đưa ra bản án phù hợp nhất.

Theo cáo buộc, Công ty Masterlife hoạt động du lịch, lữ hành. Trong quá trình tổ chức thực hiện các chuyến bay, Trần Thị Mai Xa đã sử dụng Công ty Masterlife và các công ty: Mỹ Thuật Quang Trung, Thắng Lợi, Nam Á tổ chức được 18 chuyến bay.

Để được giải quyết cấp phép các chuyến bay, từ tháng 6/2021 đến tháng 1/2022, Mai Xa liên hệ, đặt vấn đề và đưa hối lộ cho 8 cá nhân có thẩm quyền, tổng số 19 lần, số tiền hơn 8 tỷ đồng. Quá trình điều tra, Mai Xa và gia đình đã nộp 1,9 tỷ đồng khắc phục hậu quả.

Trong bản luận tội, VKSND TP Hà Nội đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo 4-5 năm tù.

Trước đó, tại phần tranh luận ngày 19/7, bị cáo Lê Hồng Sơn (Tổng giám đốc Công ty Bluesky) nói, đã cảm thấy sốc khi nghe bản luận tội của Viện kiểm sát: "Mức án 11-12 năm tù gần như là mức kịch khung".

"Qua vụ án này bị cáo nghĩ rằng doanh nghiệp là nạn nhân của cơ chế xin - cho, nạn nhân của văn hóa phong bì, nạn nhân của thiếu hiểu biết", bị cáo Sơn nhận định.

"Hai người sáng lập công ty đều phải đối diện hình phạt của pháp luật, công ty mất uy tín khiến gần trăm con người đối diện nguy cơ mất việc. Vì vậy, bị cáo mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt để bị cáo có thể sớm trở về", ông Sơn bày tỏ.

Đánh giá về nhóm bị cáo Đưa hối lộ, cơ quan tố tụng nhận định, họ một phần từ mục đích tìm kiếm lợi nhuận và tạo công ăn, việc làm cho người lao động trong hoàn cảnh khó khăn dịch bệnh, phần còn lại cũng vì ý thức của các doanh nghiệp trong việc đồng hành với Nhà nước thực hiện các chuyến bay đưa càng nhiều công dân về nước càng tốt, theo Dân trí.

Tuy nhiên, trước sự gây khó khăn, đòi hỏi, yêu sách, nhũng nhiễu, tạo ra cơ chế xin - cho của một số đối tượng trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nên họ đã phải đưa tiền để được duyệt cấp phép các chuyến bay.

"Do đó, đề nghị HĐXX cũng cần cân nhắc, đánh giá đúng nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh để có hình phạt phù hợp đối với người đưa hối lộ", bản luận tội nêu.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement