Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vụ án 'kit test Việt Á': Có bao nhiêu người tay đã 'nhúng chàm'?

Chính sách - Hạ tầng

11/06/2022 08:07

Sau gần nửa năm khởi tố và mở rộng điều tra vụ án xảy ra tại Công ty CP Công nghệ Việt Á và các đơn vị liên quan, đã có 60 người liên quan bị khởi tố, bắt tạm giam, trong đó có nhiều cán bộ cấp cao.

Từ công trình nghiên cứu cấp quốc gia, trị giá hàng chục tỷ đồng...

Trong bối cảnh Việt Nam đang căng mình chống dịch Covid-19 thì ngày 5/3/2020, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) đã họp báo công bố kết quả nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm Real-time RT-PCR one step phát hiện virus corona chủng mới (Covid-19) do Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) thực hiện.

Tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ KH-CN Phạm Công Tạc cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, chiều mùng 6 tết (năm 2020-PV), Bộ KH-CN đã họp khẩn với các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu bàn về các định hướng nghiên cứu góp phần phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tại đây, các chuyên gia, các nhà khoa học đã thống nhất kiến nghị Bộ KH&CN tập trung vào các hướng nghiên cứu về dịch tễ học, virus học, phác đồ điều trị đặc biệt là chế tạo bộ sinh phẩm (bộ kit) phát hiện virus corona chủng mới (nCoV).

Chỉ sau buổi họp vài ngày, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh đã ký quyết định phê duyệt đặt 4 nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia đột xuất góp phần phòng, chống dịch bệnh, trong đó có đề tài "Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm real-time RT-PCR và RT PCR phát hiện virus corona chủng mới (nCoV)" do Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty Việt Á thực hiện.

Trước khi công bố, ngày 3/3/2020, Hội đồng KH-CN cấp Quốc gia do Bộ trưởng Bộ KH-CN Chu Ngọc Anh thành lập đã họp đánh giá kết quả nghiên cứu chế tạo bộ kit real-time RT-PCR one step với tỷ lệ 08/08 (100%) thành viên đồng ý thông qua và nhất trí kiến nghị Bộ Y tế cấp phép sử dụng bộ kit real-time RT-PCR do Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu, sản xuất.

Vụ án 'kit test Việt Á': Có bao nhiêu người tay đã 'nhúng chàm'? - Ảnh 1.

Ngày 4/3/2020, Bộ Y tế đã có Quyết định số 774/QĐ-BTY về việc ban hành danh mục 2 sinh phẩm chẩn đoán in vitro xét nghiệm virrus corona (SARS-CoV-2) được cấp số đăng ký do Học viện Quân y và Công ty Việt Á sản xuất để phục vụ kịp thời công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Ông Phan Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty Việt Á cho biết, thời gian cho kết quả của bộ kit này là 2 tiếng, tương đương với các bộ kit khác của WHO và CDC; nhưng tiền thì chỉ từ 400-600 nghìn đồng, bằng 1/3 giá tiền của WHO.

Tiếp đó, vào tháng 12/2021, Cổng thông tin Bộ KH-CN đã đăng tải báo cáo chi tiết liên quan đến bộ kit xét nghiệm Covid-19 nói trên. Trong đó có thông tin, tổng kinh phí chi từ ngân sách cho nhiệm vụ này là 18,98 tỷ đồng.

… đến hàng chục người bị khởi tố

Tuy nhiên, mọi chuyện sau đó đã bị cơ quan chức năng phát hiện và Bộ Công an đã bắt tay vào điều tra.

Kết quả điều tra đã lộ rõ chân tướng của vấn đề, theo đó, vào tháng 4/2020, Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm kit test Covid-19. Tính đến 18/12/2021, Công ty Việt Á đã cung ứng kit test Covid-19 cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước, với doanh thu khoảng gần 4.000 tỷ đồng.

Để thu lợi nhuận bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, Phan Quốc Việt và các đối tượng của Công ty Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá xác định giá bán là 470.000 đồng/kit; thỏa thuận và chi tiền phần trăm hợp đồng cho lãnh đạo bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố trong quá trình cung cấp sản phẩm.

Kết quả điều tra ban đầu xác định, Phan Quốc Việt đã nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19 lên khoảng 45% và chi "hoa hồng" lót tay cho các đơn vị, cá nhân gần 800 tỷ đồng. Việt Á sau đó thu lợi trên 500 tỷ đồng.

Từ kết quả trên, tháng 12/2021, Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố vụ án nâng khống giá Kit xét nghiệm Covid-19 xảy ra tại Công ty Việt Á và các đơn vị, địa phương liên quan. 

Ngày 30/12/20221, vụ án được đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Từ thời điểm đó, số người dính tới vụ án này ngày càng tăng lên, trong đó có nhiều cán bộ cao cấp.

Tính đến thời điểm này, có hơn 60 người đã bị khởi tố, bị bắt giam để điều tra, trong đó có cựu Bộ trưởng Y tế Ngyễn Thanh Long, cựu Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh (nguyên Bộ trưởng Bộ KH-CN) và cựu Thứ trưởng Bộ KH-CN Phạm Công Tạc

Những quan chức cấp cao bị bắt là ai? 

Ngày 7/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an đã quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với 3 lãnh đạo cấp cao thuộc Bộ Y tế, Bộ KHCN. Trong đó có nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long; nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh và ông Phạm Công Tạc, nguyên Thứ trưởng Bộ KHCN vì có sai phạm liên quan Công ty CP Việt Á.

Trước đó ngày 6/6, ông Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh bị khai trừ khỏi đảng. Chiều 7/6, quyết định bãi nhiệm chức vụ của hai ông này được Quốc hội và UBND TP thông qua.

Theo cơ quan điều tra, hành vi sai phạm của ông Chu Ngọc Anh xảy ra ở thời kỳ ông này làm Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ. Nhà chức trách xác định, ông Chu Ngọc Anh có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc giao, quản lý, sử dụng Đề tài khoa học và công nghệ cấp Quốc gia nghiên cứu, chế tạo Kit xét nghiệm Covid-19, gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước, đã phạm vào tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", quy định tại Khoản 3, Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Vụ án 'kit test Việt Á': Có bao nhiêu người tay đã 'nhúng chàm'? - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Thành Long và ông Chu Ngọc Anh.

Ông Nguyễn Thanh Long, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của pháp luật trong việc cấp số đăng ký lưu hành, hiệp thương giá và kiểm tra giá hiệp thương Kit xét nghiệm Covid-19, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản Nhà nước, đã phạm vào tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", quy định tại Khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Còn ông Phạm Công Tạc, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ bị cáo buộc có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc quản lý, sử dụng Đề tài khoa học và công nghệ cấp Quốc gia nghiên cứu, chế tạo Kit xét nghiệm Covid-19, gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước, đã phạm vào tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", quy định tại Khoản 3, Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Trước đó, ngày 31/12/2021, cũng trong quá trình điều tra vụ kit test Việt Á, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Minh Tuấn, cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế; ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế và ông Trịnh Thanh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ Khoa học & Công nghệ, với cáo buộc có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Danh sách hơn 50 người bị khởi tố liên quan đại án Việt Á - Ảnh 3.

Từ trái qua là các bị can Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Nam Liên và Trịnh Thanh Hùng - Ảnh Internet.

Cục Điều tra hình sự, Bộ Quốc phòng, đã khởi tố, bắt tạm giam 2 cán bộ Học viện Quân y do liên quan việc nghiên cứu, chế tạo, mua bán kit xét nghiệm Covid-19 của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á.

Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với đại tá Nguyễn Văn Hiệu, Trưởng phòng Trang bị, vật tư - Học viện Quân y, về tội "vi phạm quy định về đấu thầu, gây hậu quả nghiêm trọng"; và thượng tá Hồ Anh Sơn, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Y dược học quân sự Học viện Quân y về tội "tham ô tài sản" quy định tại Khoản 4 Điều 353 và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Thượng tá Hồ Anh Sơn là Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19 của Học viện Quân y sau này được Công ty Việt Á sử dụng để sản xuất kit xét nghiệm.

Tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã kết luận các ông Nguyễn Văn Hiệu và Hồ Anh Sơn, cùng hàng loạt lãnh đạo Học viện Quân Y, có nhiều vi phạm trong quá trình đề xuất, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ cấp quốc gia nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19 phục vụ công tác phòng, chống dịch và việc mua sắm vật tư, kit xét nghiệm từ Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á.

Hàng chục cán bộ ở hầu hết CDC các tỉnh, thành tay đã "nhúng chàm"

Hàng loạt cán bộ tại Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) các tỉnh, thành phố bị khởi tố với tội danh " Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ", "Nhận hối lộ" 

Tính đến nay, trong số các bị can bị khởi tố có nhiều người là giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) các địa phương. Đây đều là các đầu mối giao dịch mua bán kit test Covid-19 trực tiếp với Công ty Việt Á.

Hà Giang: Nguyễn Trần Tuấn - Giám đốc CDC, Bà Phan Thị Nga - Trưởng khoa xét nghiệm, CDC Hà Giang, Bà Tô Minh Huệ - Kế toán trưởng CDC

Sơn La: Lò Văn Chiến - Trưởng khoa dược, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La.

Hải Dương: Phạm Duy Tuyến - Giám đốc CDC Hải Dương, Nguyễn Mạnh Cường kế toán trưởng CDC.

Bắc Giang: Lâm Văn Tuấn - Giám đốc CDC.

Nam Định: Đỗ Đức Lưu - Giám đốc CDC, Vũ Ngọc Tuyên - Kế toán trưởng CDC, Bà Vũ Khánh Vân - Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ CDC, Bà Vũ Phạm Thị Nga, Trưởng khoa dược, vật tư y tế CDC.

Phú Thọ: Trần Gia Phú - Bác sĩ - Trưởng đơn vị vi sinh - Phó Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Nghệ An: Nguyễn Văn Định - Giám đốc CDC, Bà Nguyễn Thị Hồng Thắm - Kế toán trưởng CDC.

Thừa Thiên Huế: Hoàng Văn Đức Nhật - Kế toán trưởng.

Bình Dương: Nguyễn Thành Danh - Giám đốc CDC, Trần Thanh Phong - phòng tài chính Kế toán CDC, Bà Lê Thị Hồng Xuyên - nguyên phụ trách phòng Thí nghiệm CDC, Tiêu Quốc Cường - Kế toán trưởng phòng tài chính sở y tế Bình Dương.

Đắk Lắk: Trịnh Quang Trí - Giám đốc CDC Đắk Lắk, Ông Trần Thanh Mỹ - Trưởng phòng tài chính - Kế toán - CDC Đắk Lắk, Ông Đặng Minh Tuyết - Phó trưởng khoa xét nghiệm - CDC Đắk Lắk, Bà Trần Thị Nguyên Hằng - nhân viên khoa xét nghiệm, Bà Trần Thị Mai Anh - nhân viên khoa dược.

Hậu Giang: Nguyễn Văn Lành - nguyên Giám đốc CDC Hậu Giang, Huỳnh Thị Hồng Đoan - nguyên Trưởng khoa dược - Vật tư Y tế, Hà Tấn Bình Đẳng - nguyên Trưởng khoa xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng thuộc CDC Hậu Giang.

Trà Vinh: Trần Đắc Thanh - Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Trà Vinh, Nguyễn Văn Lơ - nguyên Giám đốc CDC Trà Vinh, Lê Văn Thanh (phó khoa xét nghiệm - chẩn đoán hình ảnh thuộc CDC Trà Vinh), Nguyễn Văn Truyền, chuyên viên nghiệp vụ dược Sở Y tế Trà Vinh...

Theo Bộ Công an, kết quả điều tra bước đầu xác định ông Phan Quốc Việt, Tổng Gía đốc Công ty Việt Á "bắt tay" với các đối tác nâng khống giá kit test Covid-19 lên khoảng 45%, số tiền Việt Á thu về trong vụ án này là trên 500 tỷ đồng. Đáng chú ý, theo lời khai của bị can Việt, số tiền chi "hoa hồng" cho các "đối tác" là gần 800 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra cũng phong tỏa, kê biên, thu hồi tài sản lên khoảng 1.600 tỷ đồng liên quan đến đại án nêu trên. Hiện nay, vụ án trên thuộc diện theo dõi của Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

(Tổng hợp)

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement