Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vụ án bà Hứa Thị Phấn: Ngân hàng CB cam kết thực hiện phán quyết của HĐXX

Chính sách - Hạ tầng

18/05/2018 17:42

Sau khi nghe Luật sư Phan Trung Hoài dẫn ra một loạt các văn bản làm việc cho thấy Công ty Phương Trang và nhóm cá nhân, công ty có quan hệ kinh doanh chỉ thực nhận số tiền 3.936 tỷ đồng trong các khoản giải ngân của Ngân hàng Đại Tín, đại diện Ngân hàng Xây dựng (CB) cho biết sẽ thực hiện phán quyết của Hội đồng xét xử.

Trong phiên xét xử sáng 17/5, Luật sư Phan Trung Hoài (người bảo vệ quyền lợi cho Công ty Phương Trang) đề nghị làm việc với đại diện của Ngân hàng CB. Phía Ngân hàng CB cho biết không mang theo những tài liệu, biên bản liên quan đến việc đối chiếu công nợ của Công ty Phương Trang và nhóm cá nhân, công ty có quan hệ kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước chủ trì. Nhóm CB cho biết không mang theo.

Do không mang theo tài liệu, nên đại diện Ngân hàng CB đã không thể trả lời được nhiều câu hỏi mà luật sư Phan Trung Hoài đưa ra.

Các bị cáo tại phiên toà.
Các bị cáo tại phiên toà.

Cụ thể, Luật sư Phan Trung Hoài hỏi đại diện Ngân hàng CB có biết ngày 14/4/2012, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Long An, Ngân hàng Đại Tín, Công ty Phương Trang và các cá nhân, công ty có quan hệ làm ăn có một cuộc họp để xem xét các vần đề liên quan đến việc phát hành các trái phiếu của công ty Trường Vỹ hay không. Đại diện ngân hàng này cho biết sẽ kiểm tra lại.

Để cho đại diện Ngân hàng CB nắm được sự việc, Luật sư Phan Trung Hoài cho biết tại cuộc họp đó Ngân hàng Nhà nước đã có yêu cầu đối chiếu cụ thể vấn đề này và gửi báo cáo về cho cơ quan ngày.

Luật sư lại hỏi, đại diện Ngân hàng CB có biết vào ngày 17/11/2014, thời điểm trước khi Ngân hàng Nhà nước mua Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) (sau đổi thành Ngân hàng CB) với giá 0 đồng, đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng đã có cuộc họp đối chiếu công nợ hay không.

Trả lời HĐXX, đại diện Ngân hàng CB cũng cho biết sẽ kiểm tra lại.

Luật sư Phan Trung Hoài lại dẫn ra biên bản làm việc với Công ty Phương Trang vào ngày 5/12/2014 với Ngân hàng CB, đại diện của Công ty Phương Trang thừa nhận chỉ thực nhận 3.936 tỷ đồng và bác bỏ không có quan hệ làm ăn với cá nhân bà Hứa Thị Phấn hay không?

Đại diện Ngân hàng CB cũng cho biết không nhớ và nêu quan điểm của mình về vấn đề này. Về biên bản làm việc ngày 18/12/2014, đại diện Ngân hàng CB một lần nữa không nhớ và nêu quan điểm của mình. Tuy nhiên, khi Luật sư Hoài công bố cuối biên bản này có ghi “thực tế giữa ngân hàng và Công ty Phương Trang đối chiếu chi tiết từng hồ sơ vay, kết quả đối chiếu thể hiện” thì đại diện Ngân hàng CB cho biết sẽ đối chiếu lại.

Luật sư Phan Trung Hoài hỏi vào tháng 12/2014, ông Đàm Minh Đức giữ chức vụ gì ở Ngân hàng VNBC?

Đại diện Ngân hàng CB ấp úng cho biết “hình như là quyền Tổng giám đốc hay phó Tổng gì đó”.

Luật sư Hoài dẫn văn bản cho thấy vào thời điểm đó ông này là Tổng giám đốc và đã ký văn bản số 3704 ngày 23/12/2014 gửi cho ông Nguyễn Phước Thanh (Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) để báo cáo kết quả đối chiếu công nợ, và kết quả đó cho thấy tổng tiền dư nợ của khách hàng Phương Trang là 3.436 tỷ đồng chưa tính lãi.

Trước khi kết thúc phần trả lời của Luật sư Phan Trung Hoài, đại diện Ngân hàng CB cho biết sẽ thực hiện phán quyết của HĐXX.

Phiên toà xét xử bà Hứa Thị Phấn (nguyên cố vấn cao cấp HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Tín, nguyên chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư phát triển Phú Mỹ cùng 27 bắt đầu diễn ra từ ngày 8/5 và kéo dài đến ngày 31/5Các bị cáo bị truy tố ở 2 tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Trước phiên tòa, do sức khỏe yếu chỉ còn 7% nên bị can Hứa Thị Phấn đã có đơn xin xét xử vắng mặt. Ngoài ra còn có 2 bị can khác trong vụ án này cũng xin xét xử vắng mặt vì lý do mới sinh con.

Phiên tòa do thẩm phán Phạm Lương Toản - Chánh tòa hình sự TAND TPHCM, làm chủ tọa. Đại diện Viện KSND TPHCM tham gia phiên tòa theo sự phân công của Viện KSND Tối cao là ông Đỗ Mạnh Bông và bà Nguyễn Quỳnh Lan.

Đồng thời, tòa án đã triệu tập 63 pháp nhân tham gia phiên tòa với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và triệu tập 115 cá nhân tham gia phiên tòa với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và là người làm chứng.

Trong đó, bị án Phạm Công Danh (đại diện toàn bộ các cá nhân góp vốn cổ phần nhóm Thiên Thanh) cũng được trích xuất tham gia phiên tòa với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Phiên tòa có 23 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo. Trong đó, bị cáo Hứa Thị Phấn có 4 luật sư bào chữa gồm: luật sư Phạm Ngọc Trung, luật sư Lưu Văn Tám, luật sư Trương Thị Minh Thơ, luật sư Trương Vĩnh Thủy.

Ngoài ra, Công ty cổ phần đầu tư Phương Trang, bên có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, cũng mời luật sư bảo vệ là luật sư Phan Trung Hoài, luật sư Nguyễn Huy Thiệp và luật sư Nguyễn Thành Công.

Theo cáo trạng, từ tháng 6/2010, vốn điều lệ của ngân hàng Đại Tín là 3.000 tỉ đồng, vốn pháp định là 1.000 tỉ đồng. Bị cáo Hứa Thị Phấn cùng công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Phú Mỹ và 14 người thân đứng tên (gọi tắt là nhóm Phú Mỹ) tham gia mua hơn 254 triệu cổ phần ngân hàng Đại Tín, tương đương hơn 2.500 tỉ đồng, chiếm gần 85% vốn điều lệ và giữ chức vụ cố vấn cao cấp HĐQT ngân hàng này.

Bị cáo Phấn đã lợi dụng việc nắm giữ gần 85% vốn điều lệ, là cổ đông lớn của ngân hàng để nắm quyền chi phối điều hành mọi hoạt động của ngân hàng Đại Tín, thâu tóm toàn bộ HĐQT, ban điều hành và cán bộ nhân viên 2 chi nhánh Sài Gòn, Lam Giang để lũng đoạn mọi hoạt động đầu tư, hoạt động tín dụng, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, vi phạm nhiều quy định để rút ruột, chiếm đoạt và sử dụng hơn 12.000 tỉ đồng.

Trong đó, thông qua 5 hành vi gồm: Nâng khống căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch bán cho ngân hàng Đại Tín, chiếm đoạt và gây thiệt hại hơn 1.105 tỉ đồng; Hạch toán, thu khống để bị can Phấn sử dụng trái pháp luật hơn 5.256 tỉ đồng; Thông qua 29 khoản vay của nhóm Phú Mỹ chiếm đoạt và sử dụng hơn 3.581 tỉ đồng; Chỉ đạo ngân hàng Đại Tín đầu tư trái pháp luật vào 4 dự án bất động sản, chiếm đoạt và sử dụng hơn 1.037 tỉ đồng; Nâng khống 25 bất động sản khác bán cho ngân hàng Đại Tín để chiếm đoạt và sử dụng hơn 1.024 tỉ đồng.

Ngoài ra, Hứa Thị Phấn còn chỉ đạo nhiều cán bộ nhân viên ngân hàng Đại Tín thực hiện các hành vi gian dối để rút tiền ra khỏi ngân hàng này.

Đến nay, Cơ quan điều tra đã làm rõ và kết luận hành vi của Hứa Thị Phấn cùng các bị cáo đã gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho ngân hàng Đại Tín hơn 6.362 tỉ đồng, chưa tính khoản 5.643 tỉ đồng thiệt hại do 3 hành vi khác của bị cáo Phấn được tách ra điều tra tại giai đoạn 2 của vụ án.

M. UYÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement