Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vụ 2 cháu bé bị điện giật tử vong ở dự án đường Vành đai 2: Liên danh HNS-Văn Phú Invest-Bắc Ái được chỉ định thầu ra sao (bài 2)

Làm 2,7km của dự án thành phần trong đường Vành đai 2, liên danh Công ty HNS-Văn Phú Invest-Bắc Ái nhận lại 6 lô đất ở trung tâm TP.HCM.

2,7km đổi 6 lô đất

Liên danh này là Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư HNS Việt Nam (HNS)-Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú Invest (VPI)-Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ái là chủ đầu tư dự án xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa ở Quốc lộ 1A, thuộc dự án đường Vành đai 2 theo hình thức BT.

Hiện trường nơi 2 cháu bé bị điện giật tử vong trên công trường dự án thi công đường Vành đai 2.
Hiện trường nơi 2 cháu bé bị điện giật tử vong trên công trường dự án thi công đường Vành đai 2.

Dự án này được UBND TP.HCM phê duyệt kết quả chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng BT vào cuối tháng 11/2015, theo Quyết định số 6318/QĐ-UBND.Theo đó, nhà đầu tư trúng thầu là liên danh nhà đầu tư HNS Việt-VPI-Bắc Ái.

Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 1.134 tỷ đồng. Giá trúng thầu là 1.176 tỷ đồng, kể cả lãi vay trong thời gian xây dựng. Địa điểm xây dựng tại quận Thủ Đức, với diện tích sử dụng đất khoảng 280.664m2. Thời gian xây dựng là từ năm 2015 đến năm 2017. Đổi lại, liên danh nhà đầu tư HNS Việt-VPI-Bắc Ái sẽ nhận được hàng loạt lô đất để thanh toán giá trị công trình.

Theo dữ liệu của chúng tôi, dự án này được chỉ định thầu vào cuối tháng 11/2015, theo Quyết định số 6318/QĐ-UBND thì đến ngày 25/11/2016, UBND TP.HCM và niên danh nhà đầu tư HNS-VPI-Bắc Ái đã ký kết hợp đồng BT về việc đầu tư xây dựng dự án đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa ở Quốc lộ 1A.

Đoạn đường này dài hơn 2,7 km, mặt đường rộng 67m cho 14 làn xe lưu thông. Trong giai đoạn 1 xây dựng hai nhánh đường ở hai bên, đoạn ở giữa đường để trống. Trong đó mỗi nhánh được thiết kế rộng 10,5m cho 3 làn xe lưu thông, xây dựng các cầu Rạch Lung, rạch Ông Việt và rạch Gò Cát, xây dựng hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng...

Điều đáng nói, chỉ trước đó hai ngày, vào ngày 23/11/2016, pháp nhân dự án này mới được thành lập, đó là Công ty Cổ phần Văn Phú Bắc Ái. Công ty Văn Phú Bắc Ái đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại số 129 Đinh Tiên Hoàng, phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM với vốn điều lệ 150 tỷ đồng.

Trong đó vốn góp của VPI là 90 tỷ đồng (chiếm 60%), Bắc Ái là 52,5 tỷ đồng (chiếm 35%), HNS là 7,5 tỷ đồng (chiếm 5%). Cơ cấu sở hữu tại Công ty Cổ phần Văn Phú Bắc Ái sẽ phản ánh phần nào vai trò, nghĩa vụ và quyền lợi của Bắc Ái, VPI và HNS trong liên danh nhà đầu tư thực hiện dự án BT này.

Để đổi lại việc làm 2,7km đường kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa, liên danh nhà đầu tư HNS-VPI-Bắc Ái đã được UBND TP.HCM thanh toán bằng hàng loạt quỹ đất.

Cụ thể, lô đất 129 Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh, TP.HCM có diện tích 7.200m2, đang là trụ sở của công ty con Văn Phú Bắc Ái. Đây là lô đất nằm tại vị trí ngã ba Đinh Tiên Hoàng-Vũ Tùng, ngay tại trung tâm của quận Bình Thạnh. Giá giao dịch hiện tại của thị trường khoảng 180 triệu đồng250 triệu đồng/m2, ước tính lô đất sạch có giá trị khoảng 1.200 tỷ đồng.

Đại diện UBND TP.HCM và liên danh ký kết Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư HNS Việt Nam (HNS)-Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú Invest (VPI)-Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ái ký kết hợp đồng BT.
Đại diện UBND TP.HCM và liên danh ký kết Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư HNS Việt Nam (HNS)-Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú Invest (VPI)-Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ái ký kết hợp đồng BT.

Lô đất 132 Đào Duy Từ, quận 10, diện tích 10.618m2, nằm ngay góc ngã tư, tiếp giáp 2 mặt tiền đường Đào Duy Từ và Ngô Quyền, cạnh sân vận động Thống Nhất. Giá thị trường đất ở tại khu vực này khoảng 190 triệu đồng – 270 triệu đồng/m2, ước tính lô đất có giá trị hơn 2.000 tỷ đồng.

Ngoài 2 lô đất có giá trị lớn nói trên, dự án BT tại TP.HCM còn mang lại cho Văn Phú Invest lô đất 582 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân có diện tích 11.463m2, từng được rao bán trên thị trường với giá 350 tỷ đồng, lô 234 Lý Tự Trọng quận 1 TP.HCM có diện tích 642m2 có giá trị ước tính khoảng 245 tỷ đồng.

Theo giới thiệu của VPI, doanh nghiệp này sẽ triển khai xây dựng chung cư, văn phòng cho thuê tại 6 lô đất BT mà TP.HCM đã đối ứng. Cụ thể, lô đất 129 Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh, TP.HCM có lợi thế về giao thông và thương mại. Với tổng mức đầu tư dự kiến là 1.089 tỷ đồng, dự án gồm 20 tầng cao và 3 tầng hầm, tổng diện tích sàn là 84.325m2 với 473 căn hộ.

Dự án số 132 Đào Duy Từ có tổng mức đầu tư dự kiến là 362 tỷ đồng, dự án gồm 25 tầng cao và 2 tầng hầm, tổng diện tích sàn 98.747m2 với 647 căn hộ. Dự án số 582 Kinh Dương Vương rất thuận lợi để kết nối với các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Với tổng mức đầu tư dự kiến 161 tỷ đồng, dự án gồm 25 tầng cao và 2 tầng hầm, tổng diện tích sàn 106.606m2 với 699 căn hộ.

Dự án số 234 Lý Tự Trọng có diện tích đất 642m2, nằm trên vị trí đắc địa tại trung tâm quận 1, tiếp giáp mặt đường Lý Tự Trọng, gần ngã ba Lê Anh Xuân và chỉ cách chợ Bến Thành 1km. Với tổng mức đầu tư dự kiến 98 tỷ đồng, dự án gồm 10 tầng cao và 1 tầng hầm, tổng diện tích sàn là 4.187m2, tổng số căn hộ là 30 căn.

Dự án số 12 Kỳ Đồng có diện tích đất 940m2, có vị trí đắc địa tại trung tâm quận 3. Với tổng mức đầu tư dự kiến 122,472 tỷ đồng, dự án cao 12 tầng. Dự án số 42 Trương Định có diện tích đất 807m2, có vị trí mặt tiền đường Trương Định nằm trên đoạn đường giao thông một chiều. Nằm tại tuyến đường có nhiều cơ quan hành chính, văn phòng, trường học, biệt thự cũ, thích hợp xây dựng văn phòng làm việc. Với tổng mức đầu tư dự kiến 42,58 tỷ đồng, dự án cao tối đa 20m.

Dữ liệu của chúng tôi cũng chỉ rõ, nhà đầu tư của cả 6 dự án nêu trên đều là Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú Invest và các nhà đầu tư khác trong liên danh Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư HNS Việt Nam (HNS)-Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú Invest (VPI)-Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ái.

Trễ tiến độ

Một điểm đáng chú ý khác của dự án xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa ở Quốc lộ 1A, thuộc dự án đường Vành đai 2 theo hình thức BT là phần lớn đều sử dụng vốn vay.

Cụ thể, dự án này được tài trợ vốn bởi Vietcombank chi nhánh Thủ Thiêm và Ngân hàng TNHH Indovina chi nhánh Thiên Long, theo hợp đồng hợp vốn cho vay ký năm 2017.Theo đó, số tiền cho vay tối đa cho dự án là 1.456 tỷ đồng. Thời hạn cho vay là 60 tháng kể từ ngày tiếp theo của ngày giải ngân đầu tiên. Lãi suất điều chỉnh theo từng thời kỳ.

Dự án xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa ở Quốc lộ 1A, thuộc dự án đường Vành đai 2 theo hình thức BT đang bị trễ tiến độ.
Dự án xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa ở Quốc lộ 1A, thuộc dự án đường Vành đai 2 theo hình thức BT đang bị trễ tiến độ.

Công ty Cổ phần Văn Phú Bắc Ái đã thế chấp quyền tài sản, quyền đòi nợ từ hợp đồng BT ký với UBND TP.HCM, theo hợp đồng thế chấp quyền tài sản số 280/HĐTCQTS/VCB-IVB-VPBA/17 ngày 18/5/2017. Ngoài ra, Công ty Cổ phần Văn Phú Bắc Áicũng thế chấp toàn bộ phần vốn góp của các cổ đông góp vốn vào bên vay.

Điều đáng nói, theo Quyết định số 6318/QĐ-UBND, thời gian xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa của Quốc lộ 1A là từ năm 2015 đến năm 2017 nhưng hiện tại, dự án còn rất nham nhở.

Trả lời chúng tôi về việc chậm tiến độ, ông Tô Như Thắng, Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú Invest (VPI) cho biết, do thiếu mặt bằng.

“Việc trễ tiến độ là do thiếu mặt bằng. Tiến độ phụ thuộc vào mặt bằng, mà mặt bằng là do UBND quận Thủ Đức chịu trách nhiệm giải tỏa, bồi thường. Quận Thủ Đức bàn giao mặt bằng tới đâu thì đơn vị thi công làm tới đó”, ông Thắng nói.

Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú Invest cho biết thêm, dự án đầu tư Xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa của Quốc lộ 1A có 370 hộ dân nằm trong diện phải di dời.

Hiện tại, dự án còn vướng khoảng 70 hộ dân chưa chịu nhận tiền đền bù. Ngoài ra, có hơn 100 hộ dân khác đã nhận xong tiền đền bù, có quyết đinh di dời đến nơi ở mới nhưng vẫn chưa chịu bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Ông Thắng cũng thừa nhận, vốn thực hiện dự án là vốn vay từ ngân hàng. Việc thiếu mặt bằng thi công đã khiến liên danh gặp khá nhiều khó khăn về mặt tài chính khi phải gồng mình trả lãi ngân hàng. Công nhân thì ngồi chơi, máy móc nằm không rất lãng phí.

Vụ 2 cháu bé bị điện giật tử vong ở dự án đường Vành đai 2: Gia thế “khủng” của liên danh HNS-Văn Phú Invest-Bắc Ái? (bài 3)

Liên danh Công ty HNS-Văn Phú Invest-Bắc Ái hay bản thân từng công ty đều là “ông trùm” trong BT từ Nam đến Bắc với những dự án hàng ngàn tỷ đồng.

TRÀ GIANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement