Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vụ 2 cháu bé bị điện giật tử vong ở dự án đường Vành đai 2: Gia thế “khủng” của liên danh HNS-Văn Phú Invest-Bắc Ái (bài 3)

Liên danh Công ty HNS-Văn Phú Invest-Bắc Ái hay bản thân từng công ty đều là “ông trùm” trong BT từ Nam đến Bắc với những dự án hàng ngàn tỷ đồng.

Ông trùm

Liên danh là Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư HNS Việt Nam (HNS)-Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú Invest (VPI)-Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ái đã lập Công ty Cổ phần Văn Phú Bắc Ái để thực hiện dự án đường kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa thuộc dự án Vành đai 2.

Dây điện ngổn ngang nơi 2 cháu bé bị điện giật chết.
Dây điện ngổn ngang nơi 2 cháu bé bị điện giật chết.

Công ty Văn Phú Bắc Ái đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại số 129 Đinh Tiên Hoàng, phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM với vốn điều lệ 150 tỷ đồng. Trong đó vốn góp của VPI là 90 tỷ đồng (chiếm 60%), Bắc Ái là 52,5 tỷ đồng (chiếm 35%), HNS là 7,5 tỷ đồng (chiếm 5%). Cơ cấu sở hữu tại Công ty Cổ phần Văn Phú Bắc Ái sẽ phản ánh phần nào vai trò, nghĩa vụ và quyền lợi của Bắc Ái, VPI và HNS trong liên danh nhà đầu tư thực hiện dự án BT này. Do đó, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ tập trung phân tích về Bắc Ái và VPI.

Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ái được thành lập ngày 25/11/2004, có ngành nghề kinh doanh chính là hoạt động thiết kế chuyên dụng, đăng ký trụ sở tại số 215, đường Mê Linh, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Đây cũng là địa chỉ mà cổ đông lớn nhất của Bắc Ái, ông Lê Tiến Thắng đăng ký hộ khẩu thường trú.

Theo giấy Đăng ký kinh doanh thay đổi ngày 10/07/2017, vốn điều lệ của Công ty Bắc Ái là 900 tỷ đồng, riêng ông Lê Tiến Thắng (sinh năm  1977) đã nắm 82%. Các cổ đông cá nhân khác là Lê Văn Duẩn (5%), Lê Thanh Bình (10%), Nguyễn Phú Hiệp (3%).

Dự án tai tiếng, từng gây xôn xao dư luận xã hội trong 2 năm qua là dự án đầu tư Xây dựng công trình Quốc lộ 1 đoạn tránh thị trấn Cai Lậy và tăng cường mặt đường đoạn Km 1987 560 đến Km 2014 000 tỉnh Tiền Giang theo hình thức hợp đồng BOT là do Công ty Bắc Ái làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong ít nhất ba dự án PPP mà Công ty Bắc Ái đã tham gia.

Ngoài dự án BOT Cai Lậy, Bắc Ái còn tham gia đầu tư một dự án BOT khác, cũng nằm trên tuyến Quốc lộ 1A. Đó là dự án Đầu tư xây dựng công trình mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Km 1125-Km 1153, tỉnh Bình Định hay còn gọi là dự án BOT Hoài Nhơn, một dự án BOT nhóm A.

Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 1.785 tỷ đồng. Trong đó, vốn tư nhân là hơn 1.644 tỷ đồng, vốn đầu tư Nhà nước là hơn 140 tỷ đồng. Khởi công ngày 31/10/2013. Thời gian vận hành, khai thác là 22 năm 2 tháng.

Chủ đầu tư của dự án này là liên danh 4 nhà đầu tư. Trong đó Công ty Bắc Ái góp 69 tỷ đồng (29%), Tổng công ty Thành An TNHH MTV góp 74 tỷ đồng (31%), Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Long Trung Sơn góp 48 tỷ đồng (20%), Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Vinaconex (PVV) góp 48 tỷ đồng (20%).

BOT Cai Lậy là dự án tai tiếng của Công ty Bắc Ái.
BOT Cai Lậy là dự án tai tiếng của Công ty Bắc Ái.

Tuy nhiên, quy mô của Công ty Bắc Ái chưa là gì so với Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú Invest (VPI). VPI được hình thành và phát triển từ năm 2003 với tiền thân là chi nhánh tại Hà Nội của Công ty Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh nhà Quảng Ninh. Đến tháng 3/2008, VPI mới bắt đầu chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với 100% vốn tư nhân.

Thế nhưng, tính đến thời điểm hiện tại, VPI đã trực tiếp thực hiện ít nhất 6 dự án PPP, gồm 5 dự án BT và 1 dự án B0T. Các dự án tập trung chủ yếu ở khu vực Hà Nội. Chỉ có duy nhất dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa được triển khai ở TP.HCM.

Dự án BT và cũng là dự án PPP đầu tiên mà VPI tham gia đầu tư là xây dựng trụ sở mới trường Đại học Kỹ thuật Hậu cần Công an Nhân dân theo hình thức BT. Dự án có tổng mức đầu tư 528 tỷ đồng, được thực hiện trong thời gian 2010-2012 và là dự án BT đầu tiên của ngành Công an.

Trong dự án này, VPI đã bỏ vốn đầu xây dựng một ngôi trường mới khang trang, hiện đại, có quy mô 26,3ha cho trường Đại học Kỹ thuật Hậu cần Công an Nhân dân tại Thuận Thành, Bắc Ninh. Đổi lại, trường Đại học Kỹ thuật Hậu cần Công an Nhân dân đã sử dụng 1,7ha đất tại Cầu Giấy, Hà Nội, vốn là khuôn viên cũ của trường làm đối ứng cho dự án. Hiện tại, khu vực này đã tọa lạc dự án Home City-Trung Kính Complex, gồm 4 block cao từ 27-30 tầng.

Dự án BT thứ hai của VPI là xây dựng trụ sở mới trường Đại học Y tế Công cộng theo hình thức BT và đây cũng là dự án BT đầu tiên của Bộ Y tế, tương tự như Bộ Công an. Năm 2015, VPI đã đầu tư 606 tỷ đồng để xây dựng trụ sở mới trường Đại học Y tế Công cộng rộng 7,73ha tại phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Đổi lại, VPI được thực hiện đầu tư, xây dựng, kinh doanh khai thác dự án khác trên cơ sở quy hoạch khu đất tại số 138B phố Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội và được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 6907/QĐ-UBND ngày 22/12/2014. Khu đất rộng 9.031m2 tại số 138B Giảng Võ chính là khuôn viên cũ của trường Đại học Y tế Công cộng. VPI đã triển khai tại đây dự án khu hỗn hợp và nhà ở với tổng mức đầu tư 1.651 tỷ đồng.

Ngoài hai dự án làm trường đổi đất, VPI còn tham gia đầu tư 3 dự án BT khác theo hình thức BT. Cụ thể, dự án các tuyến đường giao thông đấu nối hạ tầng các khu đô thị dân cư quận Hà Đông. Dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa của Quốc lộ 1A. Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường 70 đoạn Văn Điển-Hà Đông. Cả 3 dự án này đều đang được triển khai và thời gian dự kiến thực hiện là từ 2017-2020 nhưng đang bị trễ tiến độ.

Để đổi lại việc đầu tư xây dựng 6,2km đường đấu nối hạ tầng các Khu đô thị dân cư quận Hà Đông và nâng cấp mở rộng tuyến 15 km đường 70 đoạn Văn Điển-Hà Đông, VPI và các nhà đầu tư trong liên danh cũng sẽ được Hà Nội tưởng thưởng xứng đáng bằng các quỹ đất.

Có thể kể đến như Tòa nhà hỗn hợp Grandeur Palace-Mỹ Đình (rộng 2,3ha với tổng mức đầu tư dự kiến 3.760 tỷ đồng). Dự án khu nhà Dương Nội (rộng 2,6ha, 365 tỷ đồng). Dự án khu nhà cao tầng Kiến Hưng (rộng 1ha, 971 tỷ đồng). Dự án khu chức năng đô thị Kiến Hưng (rộng 7,6ha, 1.263 tỷ đồng). Dự án khu nhà Phú Lãm (2.354 tỷ đồng). Dự án khu đô thị Bắc Lãm (4.954 tỷ đồng). Dự án khu nhà Hà Cầu (1.866 tỷ đồng). Dự án khu đô thị Hữu Hòa (150 ha).

Dự án Home City-Trung Kính Complex được xây dựng trên khu đất là trụ sở cũ trường Đại học Kỹ thuật Hậu cần Công an Nhân dân.  
Dự án Home City-Trung Kính Complex được xây dựng trên khu đất là trụ sở cũ trường Đại học Kỹ thuật Hậu cần Công an Nhân dân.  

Trong 6 dự án PPP mà VPI tham gia chỉ có duy nhất một dự án BOT. Đó là Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Hà Nội-Bắc Giang theo hình thức BOT. Đây là dự án BOT nhóm A, có chiều dài 45,8km với tổng mức đầu tư hơn 4.213 tỷ đồng.

Phạm vi của dự án bắt đầu từ Km113 985 - Quốc lộ 1A cũ thuộc địa phận TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến Km159 100 lý trình Quốc lộ 1A thuộc địa phận Hà Nội. Liên danh nhà đầu tư của dự án gồm 4 cái tên nhưng đứng đầu là VPI với tỷ lệ sở hữu 33%. Ngoài ra còn có Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại 319 (25%), Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (21%). Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (21%).

Dự án được khởi công vào tháng 10/2014, thông xe kỹ thuật vào tháng 1/2016, chính thức thu phí vào tháng 5/2016. Thời gian vận hành, khai thác là 15 năm 3 tháng.

Nhiều sai phạm

Một vài dự án BT mà Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú Invest (VPI)-Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Xây dựng Bắc Ái đều ít nhiều dính tai tiếng và sai phạm. Điển hình như dự án BOT tuyến tránh thị xã Cai Lậy và bảo trì tăng cường mặt đường Quốc lộ 1A, đoạn qua tỉnh Tiền Giang được khởi công năm 2014 với tổng mức đầu tư khoảng 1.389 tỉ đồng do Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang, thuộc Công ty Bắc Ái làm chủ đầu tư.

Trong đó phần tuyến tránh được đầu tư mới hoàn toàn dài khoảng 12km với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng và phần sửa chữa Quốc lộ 1A dài 26,5km, vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng. Sau khi dự án hoàn thành, đầu tháng 8/2017 trạm thu phí BOT Cai Lậy được đặt hoàn toàn trên Quốc lộ 1A đoạn qua xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, Tiền Gian thu phí hoàn vốn đầu tư dự án. 

Thời gian thu phí dự kiến ban đầu 6 năm 5 tháng với mức phí dao động 35.000-180.000 đồng, tùy từng nhóm xe. Tuy nhiên, ngay ngày đầu thu phí, trạm BOT này đã vấp phải sự phản đối của giới tài xế và liên tục phải xả trạm. 

Đến ngày 16/8/2017, trạm đã giảm mức phí xuống còn mức thấp nhất 25.000 đồng và cao nhất 160.000 đồng. Việc giảm phí không giải quyết được tình trạng tài xế phản đối trạm bằng việc đưa tiền lẻ để kéo dài thời gian đi qua trạm, gây kẹt xe nên BOT Cai Lậy phải tạm ngưng thu phí 3 tháng để tính toán lại.

Giới tài xế cho rằng trạm thu phí đặt sai vị trí chứ vấn đề không phải nằm ở mức phí nên sáng 30/11/2017 ngay sau khi thu phí trở lại, tình trạng diễn ra y như cũ, vẫn tiếp tục điệp khúc kẹt xe rồi xả trạm. Đến đầu tháng 12/2017, trạm thu phí BOT Cai Lậy tạm ngưng thu phí cho đến nay.

Sau nhiều cuộc họp bàn, 5 phương án giải quyết được đưa ra nhưng sau đó Bộ Giao thông Vận tải gom lại thành 2 phương án. Phương án 1, giữ nguyên vị trí trạm hiện tại, tiếp tục giảm giá chung cho tất cả các phương tiện qua trạm. 

Theo đó, các xe nhóm 1 (4 chỗ) sẽ giảm từ 25.000 đồng/lượt xuống còn 15.000 đồng/lượt. Đồng thời mở rộng phạm vi miễn giảm giá cho các phương tiện vùng lân cận. Đối với thị xã Cai Lậy sẽ áp dụng miễn giảm thêm xã Long Khánh và phường 2. Huyện Cái Bè giảm thêm xã An Cư, xã Mỹ Hội. Miễn phí các loại xe buýt và các loại xe không sử dụng để kinh doanh, giảm 50% cho các loại xe sử dụng để kinh doanh. Với phương án này, thời gian hoàn vốn đầu tư dự án khoảng 15 năm 9 tháng.

Phương án 2, lập thêm một trạm trên tuyến tránh và thu cả 2 trạm. Lúc đó, trạm trên Quốc lộ 1A sẽ thu 15.000 đồng/lượt, trạm trên tuyến tránh thu 25.000 đồng/lượt với các phương tiện nhóm 1. Ưu điểm của phương án này là giảm một phần phản ứng của một bộ phận người sử dụng.

Tuy nhiên, phát sinh kinh phí đầu tư xây dựng thêm trạm ở vị trí mới khoảng 90 tỷ đồng, địa phương phải bố trí thêm diện tích giải phóng mặt bằng để làm trạm. Đồng thời dẫn đến tình trạng xe cộ tập trung đi trên Quốc lộ 1A do mức giá trên Quốc lộ 1A thấp hơn tuyến tránh, gây ùn tắc, tai nạn giao thông. Hiện nay, việc thu phí BOT Cai Lậy vẫn đứng hình.

Dự án BT Trường Đại học Y tế Công cộng do VPI làm chủ đầu tư dính hàng loạt sai phạm.
Dự án BT Trường Đại học Y tế Công cộng do VPI làm chủ đầu tư dính hàng loạt sai phạm.

Trong khi đó, liên quan đến việc xây dựng các dự án BT của VPI, ngày 18/8/2017, Thanh tra Bộ Xây dựng ban hành kết luận Thanh tra số 417/KL-TTr về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y tế Công cộng.

Theo kết luận, công tác quản lý chất lượng thi công công trình, một số gói thầu thực hiện chưa đúng các quy định về lập hồ sơ quản lý chất lượng thi công công trình như nhật ký thi công ghi chưa đầy đủ, lập biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công không có biện pháp đảm bảo an toàn lao động, thiếu biên bản kiểm tra máy móc thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng.

Về công tác nghiệm thu thanh toán sai, làm tăng chi phí quản lý dự án, giải phóng mặt bằng, công tác thanh toán các gói thầu với tổng giá trị hơn 8,4 tỷ đồng. Cụ thể, số tiền thanh toán vượt chi phí quản lý dự án là 5.398.819.864 đồng. Số tiền thanh toán vượt chi phí giải phóng mặt bằng là 2.198.060.155 đồng. Số tiền nghiệm thu, thanh toán chưa đúng là 856.571.335 đồng.

Tổng giá trị lập, phê duyệt dự toán; chi phí quản lý dự án, giải phóng mặt bằng và nghiệm thu thanh toán không đúng là hơn 12,6 tỷ đồng. Trong đó, số tiền do lập, phê duyệt dự toán không đúng là hơn 4,2 tỷ đồng.

Cụ thể, giá trị dự toán phần I-Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phê duyệt không đúng là hơn 1 tỷ đồng. Giá trị dự toán phần II-Phần công trình phê duyệt không đúng là hơn 3,2 tỷ đồng. Về nguyên tắc doanh nghiệp dự án phải lập và phê duyệt lại dự toán xây dựng công trình theo Khoản 5, Điều 26, Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ, làm cơ sở phê duyệt lại giá trúng thầu hoặc giá chỉ định thầu. 

Với những sai phạm nêu trên, Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu VPI giảm trừ tổng số tiền là hơn 8,4 tỷ đồng khi quyết toán dự án, đồng thời xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đối với chủ đầu tư tổng số tiền 127,5 triệu đồng.

Tại kết luận thanh tra, Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu VPI kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, khắc phục và nghiêm túc chấp hành các yêu cầu trong kết luận và báo cáo kết quả thanh tra.

TRÀ GIANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement