Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vốn FDI đổ mạnh vào Việt Nam, đẩy bất động sản công nghiệp lên ngôi ở năm 2019

Vốn FDI tăng mạnh, chi phí sản xuất tại Việt Nam thấp nhất trong Asean khi dưới 1 USD/h, giúp bất động sản công nghiệp Việt Nam phát triển vượt bậc.

Luôn tăng trưởng

Theo báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 35,46 tỷ USD, bằng 98,8% so với cùng kỳ năm 2017.

FDI vẫn đang trong xu hướng tăng trưởng.
FDI vẫn đang trong xu hướng tăng trưởng.

Tính đến ngày 20/12/201, cả nước có 3.046 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới gần 18 tỷ USD, bằng 84,5% so với cùng kỳ năm 2017. Đồng thời có 1.169 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 7,59 tỷ USD, bằng 90,3% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong năm 2018 cả nước có 6.496 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 9,89 tỷ USD, tăng 59,8% so với cùng kỳ 2017.

Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đạt 16,58 tỷ USD, chiếm 46,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.

So với năm 2017, bất động sản đã vươn lên đứng thứ  2 về thu hút vốn FDI với tổng vốn đầu tư 6,6 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Năm 2017 lĩnh vực kinh doanh bất động sản chỉ đứng thứ 3 về thu hút vốn FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,05 tỷ USD, sau ngành bán buôn, bán lẻ.

Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,67 tỷ USD, chiếm 10,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Theo đối tác đầu tư, có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.

Dẫn đầu về vốn đầu vào Việt Nam là Nhật Bản, với tổng vốn đầu tư là 8,59 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 7,2 tỷ USD, chiếm 20,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5 tỷ USD.

Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 59 tỉnh thành. Trong đó Hà Nội thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký 7,5 tỷ USD, chiếm 21,2% tổng vốn đầu tư.

TP.HCM đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký 5,9 tỷ USD, chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ 3 với tổng số vốn đăng ký 3,1 tỷ USD chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư. Giải ngân vốn FDI trong năm nay ước đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017

Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư đánh giá, trong 10 năm qua, bất chấp những giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế, dòng vốn FDI vẫn luôn trong xu hướng ổn định và tăng trưởng. Đáng chú ý, lượng FDI vào Việt Nam trong ba năm gần đây không ngừng tăng so với giai đoạn giảm liên tiếp 2010-2013 và phần lớn vốn được triển khai vào các dự án.

Bất động sản công nghiệp lên ngôi

Ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh đi kèm với sự dịch chuyển trong chuỗi giá trị đã và đang mở ra tương lai tươi sáng cho thị trường bất động sản khu công nghiệp tại Việt Nam. 

Hiện nay, số lượng doanh nghiệp FDI ở Việt Nam ngày càng tăng. Kéo theo đó là nhu cầu về những nhà xưởng đặc thù riêng biệt để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về mặt công nghệ và tối đa hóa công năng sử dụng. 

Mô hình nhà xưởng xây sẵn luôn được các chủ đầu tư thiết kế, xây dựng linh hoạt theo yêu cầu của doanh nghiệp, đáp ứng được các tiêu chuẩn, công năng sử dụng của từng ngành sản xuất. Trong khi đó, về phía các doanh nghiệp cho thuê sẽ tiết kiệm được chi phí lẫn thời gian... 

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng có nhu cầu thuê nhà xưởng để hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng đó, giá thuê đất ở các khu công nghiệp, khu chế xuất... cũng đang ngày càng tăng cao.

Thay vì các doanh nghiệp phải bỏ ra một số tiền lớn để đầu tư thuê đất, xây nhà xưởng vừa mất thời gian, lại tốn kém chi phí, thì việc thuê lại nhà xưởng của các chủ đầu tư chuyên nghiệp đang được xem là giải pháp tối ưu nhất giúp giải quyết những khó khăn cho các doanh nghiệp cả trong lẫn ngoài nước. 

Thị trường nhà xưởng xây sẵn ở Việt Nam đang trở nên rất sôi động, đáp ứng các yêu cầu thuê đa dạng của khách hàng, từ diện tích nhỏ 500m2 đến nhà xưởng lớn với diện tích lên đến 25.000m2… Cao điểm, nhiều doanh nghiệp đã tăng giá để ép giá các doanh nghiệp đi thuê. 

Ngoài ra, nhu cầu nhà kho cũng tăng cao. Dễ nhận thấy nhất là phân khúc kho vận cũng đang thay đổi với các dấu hiệu tích cực. Việc nhiều công ty nước ngoài tham gia khiến các dịch vụ này thay đổi các cách thức tiếp cận, chuyển sang các mô hình giải pháp và có tính chiến lược. 

Tuy nhiên, để phát triển bất động sản công nghiệp, thị trường logistics cũng là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng. Hầu hết các công ty logistics trong nước chỉ cung cấp các dịch vụ hậu cần bên thứ nhất và thứ hai, còn các công ty toàn cầu đang cung cấp các gói dịch vụ chuyên nghiệp, khép kín hơn. 

Bất động sản công nghiệp được hưởng lợi từ FDI.
Bất động sản công nghiệp được hưởng lợi từ FDI.

Theo Savills Việt Nam, các công ty quản lý và vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế đang mở rộng vị thế và sức ảnh hưởng của họ trong ngành logistics trong nước bằng cách cung cấp các dịch vụ cộng thêm như theo dõi và quản lý hàng tồn kho, đóng gói và dán nhãn. 

Thêm một hạn chế được các chuyên gia chỉ ra là kết cấu cơ sở hạ tầng của Việt Nam đang thiếu đồng bộ. Những nhà cung cấp dịch vụ logistics thuê ngoài quốc tế đang đầu tư tích cực hơn vào thị trường Việt Nam và sẽ thúc đẩy nhu cầu phát triển cơ sở vật chất hiện đại hơn. 

Trong khi đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nhận định, nền kinh tế Việt Nam được dự đoán tiếp tục ổn định và tăng trưởng tốt. Nguồn vốn FDI có thể sẽ được đổ vào Việt Nam tốt hơn, bởi có hiện tượng các nhà đầu tư đang rút khỏi thị trường Trung Quốc. 

Quý IV năm 2018 cũng là thời điểm Việt Nam nhận được nguồn vốn kiều hối mạnh nhất trong năm. Trong khi tương quan so sánh giữa các kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng, ngoại tệ, tiền gửi ngân hàng... thì bất động sản vẫn là kênh đầu tư tốt nhất. 

Đến năm 2018, Việt Nam đã có 80.000ha đất dành cho phát triển khu công nghiệp tập trung tại ba khu chính, gồm khu kinh tế trọng điểm miền Bắc, miền Trung và miền Nam. 

“Năm 2019, bất động sản công nghiệp, văn phòng cho thuê, chia sẻ không gian làm việc chung... sẽ phát triển mạnh mẽ”, ông Châu nói.

Tương tự, Công ty Jones Lang Lasalle Việt Nam cũng cho rằng, bất động sản khu công nghiệp Việt Nam đang có sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư nước ngoài muốn dịch chuyển sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam. 

Nguyên nhân khiến cho bất động sản khu công nghiệp Việt Nam trỗi dậy đó chính là chi phí sản xuất thấp hơn, chỉ dưới 1 USD/h, thấp nhất trong Asean và thấp hơn cả Trung Quốc. Trong khi tại Trung Quốc chi phí giá đất đang tăng cao và chuyển sang lắp ráp sản phẩm công nghệ cao là chính… 

Tất cả những thuận lợi này tạo đà tăng trưởng cho bất động sản công nghiệp Việt Nam có bước phát triển vượt bậc.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement