Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

VnIndex tăng điểm phi lí và sự méo mó của thị trường chứng khoán (bài 2)

Chứng khoán

23/11/2017 11:43

Đằng sau sự bùng nổ của thị trường chứng khoán là những yếu tố bất thường ngày càng lộ rõ. Biểu hiện rõ ràng nhất là sự khác biệt từ nhóm cổ phiếu Bluechips và động lực tăng giá.

VnIndex thăng hoa nhờ Bluechips

Tính tới phiên giao dịch ngày 22/11, VnIndex đã tăng gần 40% so với mức đóng cửa vào 31/12/2016. Điều này đã giúp Việt Nam trở thành một trong những thị trường chứng khoán có mức tăng tốt nhất trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Trong 11 tháng đầu năm 2017, thị trường chứng khoán vận động theo hai thái cực rõ ràng. Thứ nhất là giai đoạn VnIndex tăng từ ngưỡng 650 điểm hồi cuối năm 2016 lên 800 điểm vào ngày 8/9. Trong thời gian này, thị trường đan xen giữa những đợt điều chỉnh và tổng thể. Đà tăng trưởng đạt được với sự đồng thuận của hầu hết các nhóm cổ phiếu, từ Bluechips cho tới Midcap hay Penny. Đây cũng là giai đoạn mà nhà đầu tư kiếm được tiền từ thị trường.

Giai đoạn thứ hai là từ ngày 8/9 đến nay. Thời gian này là giai đoạn bùng nổ của VnIndex, có ngày chỉ số này tăng hơn 20 điểm. VnIndex chỉ mất khoảng 50 ngày để tăng gần 120 điểm, bằng mức tăng trong cả 8 tháng đầu năm và đưa chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục phá đỉnh củaquá khứ.

Cổ phiếu ROS của Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros là trụ đỡ cho VnIndex trong thời gian qua nhưng sự tăng giá của ROS rất phi lí.

Tuy nhiên, sự tăng điểm của VnIndex chủ yếu dựa vào cổ phiếu Bluechips nhưng rất phi lí. Còn nhà đầu tư thì tài khoản bị âm và được khuyến cáo giảm tỉ trọng nắm giữa cổ phiếu, chờ xem phản ứng tiếp theo của thị trường.

Điển hình cho sự phi lí của VnIdnex là sống nhờ cổ phiếu Bluechips nhưng ngay cả sự tăng giá của các cổ phiếu lớn này để làm trụ đỡ cho VnIndex cũng rất khó giải thích. Cổ phiếu ROS của Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros là một ví dụ điển hình.

Nếu tính sự tác động của riêng lẻ một cổ phiếu vào VnIndex thì ROS là một trong những cái tên có ảnh hưởng nhất. Trong suốt tháng 9 và nửa đầu tháng 10, ROS luôn là trụ đỡ cho VnIndex nhưng nhà đầu tư lại không tìm ra được lý do tại sao cổ phiếu này tăng giá.

ROS tăng gấp 3 lần từ tháng 6 tới cuối tháng 10, từ vùng giá 70.000 đồng/cổ phiếu lên đỉnh hơn 214.100 đồng/cổ phiếu vào ngày 3/11. Báo cáo của Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt nói rõ, nếu loại trừ sự ảnh hưởng của ROS thì VnIndex vào cuối tháng 10 chỉ là 797 điểm, thay vì 837 điểm.

Tuy nhiên trong cùng giai đoạn này, bản thân Faros lại không có thông tin tích cực hỗ trợ quá trình tăng giá. Sau 9 tháng đầu năm, FLC Faros mới chỉ hoàn thành 43% kế hoạch về doanh thu và 35% về lợi nhuận.

Cụ thể, 9 tháng đầu năm doanh thu hợp nhất ROS đạt 2.102 tỉ đồng, lợi nhuận gộp của công ty ở mức 224 tỉ đồng. Do chi phí tài chính tăng 29 tỉ đồng, chi phí bán hàng ở mức 16 tỉ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên mức 88,6 tỉ đồng nên lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm chỉ còn 208 tỉ đồng.

Tại thời điểm 30/9, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của ROS tăng đột biến hơn 250 lần, từ mức 1,5 tỉ đồng lên 376 tỉ đồng. Cụ thể là các khoản vay gần 154 tỉ đồng tại HDBank chi nhánh Bình Định và gần 222 tỉ đồng tại Ngân hàng NCB chi nhánh Hà Nội.

Ngoài ra, ROS cũng đang có các khoản vay dài hạn hơn 119 tỉ đồng tại các nhà băng khác như Vietinbank chi nhánh Tây Hà Nội là 585 triệu đồng, Ngân hàng NCB chi nhánh Hà Nội hơn 3,6 tỉ đồng, OCB hội sở là gần 113 tỉ đồng, vay tại một ngân hàng khác là 2,45 tỉ đồng.

Thế nhưng P/E của ROS sau chuỗi tăng giá liên tục cũng lên tới con số 240, gấp 16 lần mức trung bình của thị trường chứng khoán Việt Nam. ROS đứng đầu trong danh sách những cổ phiếu có P/E cao nhất thị trường và cả VN30. VIC là cổ phiếu có P/E cao thứ hai trên thị trường chứng khoán nhưng cũng chỉ ở mức 104.

Trong khi đó, ROS là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nhưng không có tiếng tăm quá lớn. Hầu hết các dự án của ROS thực hiện chỉ có liên quan tới Tập đoàn FLC. Nếu sothị phần về xây dựng với HBC hay CTD thì ROS còn kém rất xa. Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán thì câu chuyên hoàn toàn ngược lại.

Không chỉ có ROS, thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua còn chứng kiến sự thăng hoa của hàng loạt cổ phiếu Bluechips khác như VNM, VIC, VRE… để làm trụ đỡ cho VnIndex. Nhưng ROS là đại diện cho hiện tượng không thể giải thích thì VNM hay VIC, VRE là những cổ phiếu Bluechips tăng giá nhờ động lực riêng.

Cổ phiếu VRE của Công ty Cổ phần Vincom Retail sẽ tiếp tục trở thành trụ đỡ cho VnIndex.

VNM hiện đang giao dịch ở mức 184.900 đồng/cổ phiếu, tăng 25% so với hồi cuối tháng 9. Động lực tăng giá của VNM đến từ kết quả kinh doanh quý III khả quan và SCIC bán 3,33% vốn cho nhà đầu tư mới Jardine Cycle & Carriage của Singapore. Từ đó, dòng vốn ngoại đua nhau đổ vào VNM.

Còn cổ phiếu VIC Tập đoàn Vingrouptăng gần gấp đôi so với cách đây 6 tháng và đang giao dịch ở mức 76.000 đồng/cổ phiếu. Đà giá của VIC cộng hưởng từ việc niêm yết của Vincom Retail và sự xuất hiện những lĩnh vực kinh doanh mới trong hệ sinh thái của Vingroup như ô tô, phim hoạt hình… Mức giá hiện tại của VIC cũng là thị giá cao nhất trong lịch sử kể từ khi cổ phiếu này niêm yết trên HOSE.

Thị trường méo mó

Sự tăng điểm của VnIndex trong thời gian qua chủ yếu dựa vào cổ phiếu Bluechips đã khiến thị trường méo mó. Chỉ cần một trong các mã như VIC, VNM, ROS đỏ sàn là VnIndex giảm theo. Điều này khiến thị trường chứng khoán Việt Nam không phản ánh đầy đủ bức tranh chung. Trong khi phần còn lại của thị trường, vốn được sự quan tâm của đa phần nhà đầu tư nhỏ lẻlại cho thấy xu hướng trái ngược.

Chuyên gia kinh tế Bùi Quang Tín, trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cho rằng, bản thân VnIndex dù chỉ đơn thuần phản ánh bức tranh chung mà không tạo ra giá trị cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán cơ sở. Nhưng khi VnIndex phản ánh không chân thực, niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường cũng phần nào bị ảnh hưởng.

Điều đáng nói, các cổ phiếu Blueschips sẽ còn tiếp tục thao túng thị trường chứng khoán Việt Nam thêm một thời gian dài nữa. Sau VIC, ROS, VNM sẽ có thêm VRE hay SAB. VRE được khối ngoại tranh mua ồ ạt nhờ sở hữu tới 60% mặt bằng trung tâm thương mại của Việt Nam. Hiện tại, VER đang giao dịch quanh mức 51.600 đồng/cổ phiếu nhưng vốn hóa đã xấp xỉ 100.000 tỉ đồng. VIC cùng với VRE đã có vốn hóa thị trường hơn 100 tỉ USD, vượt qua cả VNM.

Câu chuyện của SAB sẽ còn tiếp diễn khi nhìn vào danh sách những doanh nghiệp sẽ được SCIC thoái vốn từ nay đến năm 2020.

Còn SAB là câu chuyện thoái vốn. Bộ Công thương đã thống nhất giảm tỉ lệ sở hữu vốn Nhà nước ở SAB xuống còn 59,6%. Hiện tại, SAB đang chuẩn bị hai buổi Roadshow ở Singapore và Vương quốc Anh để giới thiệu việc bán bớt cổ phần mà SCIC đang đại diện cho Nhà nước nắm giữ.

Thông tin này đã khiến SAB vượt qua mốc 300.000 đồng/cổ phiếu và hiện đang giao dịch quanh mức 308.000 đồng/cổ phiếu, dẫn đầu danh sách thị giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam. So với thời điểm đầu năm, cổ phiếu SAB đã tăng khoảng 55%.

Hiện tại, chỉ số P/E của SAB lên tới con số 43, vượt xa các hãng bia danh tiếng của thế giới. Cụ thể, Carlsberg của Đan Mạch có P/E là 23, Heineken của Hà Lan có P/E là 26, ThaiBev của Thái Lan có P/E là 17, San Miguel của Philipines có P/E là 24...

Câu chuyện tương tự như SAB sẽ tiếp tục còn tiếp diễn khi SCIC tiếp tục thoái vốn ở hàng loạt cái tên đình đám khác trên thị trường chứng khoán như VCG củaVinaconex, NTP của Nhựa Tiền Phong, BMP củaNhựa Bình Minhhay FPT của Tập đoàn FPT. Tất cả những cổ phiếu này đều ghi nhận mức tăng đáng kể sau thông tin SCIC dự kiến thoái vốn ngay trong năm nay.

Quan sát trên thị trường, dòng tiền vẫn tiếp tục đổ vào chứng khoán nhưng mức định giá của thị trường trở nên đắt đỏ có thể làm giảm sức hấp dẫn đối với việc đầu tư. Điều này có thể kích hoạt một đợt sóng chốt lời với nhóm Bluechips trong thời gian sắp tới để đảo danh mục đầu tư.

Điều này dẫn đếnnghịch lí trên thị trường chứng khoán Việt Nam là trong khi bảng điện tử chìm trong sắc đỏ giảm giá thì chỉ số VnIndex vẫn cứ lầm lũi đi lên với động lực đến từ các Bluechips như đã phân tích ở trên. Tất cả đã khiến thị trường méo mó và câu thành ngữ được các nhà đầu tư chứng khoán nhắc nhiều nhất ở thời điểm hiện nay là hiện tượng xanh vỏ nhưng đỏ lòng.

Nghịch lí thứ hai là VnIndex liên tục tăng giá nhưng thị trường đang chứng kiến phần lớn nhà đầu tư trong tình trạng thua lỗ do giá cổ phiếu giảm sâu. Cụ thể, có khoảng 80% nhà đầu tư thua lỗ bất chấp việc VnIndex liên tục chinh phục những điểm số kỷ lục.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement