Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vn-Index quay đầu tái chiếm đỉnh lịch sử 1.170 điểm, cổ phiếu EIB giảm mạnh sau khi hai nhân viên bị bắt

Thị trường 24h

26/03/2018 17:18

Thị trường chứng khoán trong ngày 26/3 đã có một phiên giao dịch hưng phấn với sự tăng trưởng mạnh của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và cổ phiếu ngân hàng.

Hưng phấn

Mở cửa phiên giao dịch 26/3, thị trường chứng khoán Việt Nam dường như không bị tác động bởi thị trường chứng khoán thế giới. Bằng chứng là trong phiên giao dịch hôm nay, lo ngại một cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ -Trung Quốc đã tác động xấu đến thị trường chứng khoán châu Á, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam lại có một phiên giao dịch hưng phấn lạ thường với sự tăng trưởng mạnh của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng. 

Kết thúc phiên giao dịch 26/3, Vn-Index tăng 17,63 điểm lên mốc 1.171,22 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 211,7 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị hơn 7.438 tỷ đồng. Thị trường có 146 mã tăng giá, 53 mã đứng giá và 138 mã giảm giá. 

Hnx-Index tăng 1,79 điểm lên 133,657 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 61,6 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị hơn 1.139 tỷ đồng. HNX có 103 mã tăng giá, 69 mã đứng giá và 74 mã giảm giá.

Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn chính là động lực dẫn dắt thị trường tăng trưởng. Trong rổ VN30 có 17 mã tăng giá, 2 mã đứng giá và chỉ có 11 mã giảm giá. Các mã tăng mạnh là MSN tăng 1.700 đồng lên mức giá trần 109.100 đồng/cổ phiếu, VJC tăng 9.500 đồng/cổ phiếu, SAB tăng 8.800 đồng/cổ phiếu, VIC tăng 4.300 đồng/cổ phiếu, VNM tăng 1.500 đồng/cổ phiếu, ROS cũng tăng 6.900 đồng/cổ phiếu, BVH tăng 5.300 đồng/cổ phiếu. 

Vn-Index có phiên tăng điểm, phá mốc lịch sử lần thứ 2.
Vn-Index có phiên tăng điểm, phá mốc lịch sử lần thứ 2.

Khối ngoại cũng tích cực mua ròng cổ phiếu vốn hóa lớn. Các mã cổ phiếu được khối ngoại mua nhiều nhất là VNM, VIC, SAB. Trong đó VIC được khối ngoại mua ròng tới gần 1,5 triệu cổ phiếu. 

Ở chiều giảm giá có GAS giảm 1.300 đồng/cổ phiếu, trong khi 2 mã cổ phiếu ngành thép là HPG và HSG cũng giảm khá mạnh. Cụ thể, HPG giảm 2.500 đồng/cổ phiếu và khớp lệnh tới trên 11 triệu đơn vị. HPG cũng bị khối ngoại bán ròng gần 3,7 triệu đơn vị. HSG cũng giảm tới 1.000 đồng/cổ phiếu và cũng bị bán ròng mạnh. 

Thị trường càng đến cuối phiên giao dịch càng sôi động, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng xanh trở lại giúp thị trường thêm phần hào hứng. Các mã ngân hàng tăng giá mạnh nhất là ACB tăng 1.300 đồng/cổ phiếu, BID tăng tới 2.550 đồng/cổ phiếu, VCB tăng 2.000 đồng/cổ phiếu, HDB tăng 1.700 đồng/cổ phiếu, CTG tăng 850 đồng/cổ phiếu và khớp lệnh trên 7,7 triệu đơn vị.

Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng chỉ còn 2 mã giảm giá là STB giảm 100 đồng/cổ phiếu và khớp lệnh gần 11 triệu đơn vị. Trong khi đó, sau khi hai nhân viên của NH Eximbank bị bắt vì dính líu đến vụ mất 245 tỷ của khách hàng, EIB giảm 650 đồng/cổ phiếu và thanh khoản khiêm tốn, chưa đạt 1 triệu đơn vị. 

Nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng xanh mướt theo đà tăng của thị trường chung. Các mã tăng mạnh như SSI, VND, VCI, SHS, MBS, DSC, TVB.... 

Tại nhóm cổ phiếu dầu khí, sắc đỏ chiếm ưu thế với PLX giảm tới 2.100 đồng/cổ phiếu, OIL giảm 1.600 đồng/cổ phiếu, PVB giảm 1.100 đồng/cổ phiếu, PVC giảm 500 đồng/cổ phiếu, POW giảm 300 đồng/cổ phiếu.

Nới rộng đà giảm

Trong khi đó, phần lớn các thị trường chứng khoán châu Á lại nới rộng đà giảm điểm của tuần trước trong phiên giao dịch ngày 26/3.

Hiện tại, các nhà đầu tư đang lo ngại quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế đối với lượng hàng hóa trị giá lên tới 60 tỷ USD của Trung Quốc sẽ châm ngòi một cuộc chiến thương mại kìm hãm đà tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. 

Chứng khoán châu Á tiếp tục bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ-Trung Quốc.
Chứng khoán châu Á tiếp tục bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ-Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, mức độ của cuộc chiến sẽ phụ thuộc vào việc liệu Tổng thống Donald Trump chỉ miễn cưỡng chấp thuận giảm tình trạng thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ hay sẽ đòi hỏi những thay đổi mang tính quyết định đối với chính sách công nghiệp của người khổng lồ châu Á. Gần đây, ông Donald Trump đã nhắc lại tuyên bố muốn giảm thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ 100 tỷ USD. 

Chỉ riêng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc sang Mỹ tăng 43 tỷ USD. Nhu cầu của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới, giữa bối cảnh kế hoạch cắt giảm thuế của chính phủ sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và gia tăng các khoản vay mượn liên bang. 

Khép phiên này, tại thị trường Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite hạ 0,6% xuống mức 3.133,72 điểm. Chứng khoán Sydney phiên này lùi 0,5%. Đà giảm còn được ghi nhận tại các thị trường Wellington, Singapore, Manila và Jakarta. 

Tại Tokyo, lúc cuối phiên, chỉ số Nikkei 225 phục hồi 0,7% lên đóng phiên ở mức 20.766 điểm. Chứng khoán Seoul tăng 0,8% giữa bối cảnh Hàn Quốc và Mỹ đã đạt được thỏa thuận trên nguyên tắc về một số vấn đề chính để sửa đổi Hiệp định tự do thương mại (FTA) song phương và thuế thép. Chỉ số Hang Seng trên thị trường Hong Kong tiến 0,79% lên đóng phiên ở mức 30.548,77 điểm. 

Những lo ngại về một cuộc chiến thương mại tiếp tục đè nặng lên đồng USD, đang mắc kẹt dưới mức 105 Yen/USD, mức thấp nhất kể từ tháng 11/2016.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement