Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Virus corona khiến ngân hàng đua nhau hạ lãi suất

Ngân hàng

13/02/2020 07:55

Nhiều ngân hàng đã lên kế hoạch giảm lãi suất cho vay đối với những doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi virus coroa. Đáng chú ý, Kienlong Bank giảm lãi suất 3%.

Giảm tới 3%

Nhận định các doanh nghiệp có thể sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ trước đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) đã có những hành động thiết thực để hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này.

VPBank hỗ trợ cho 1.000 doanh nghiệp giảm lãi suất cho vay.
VPBank hỗ trợ cho 1.000 doanh nghiệp giảm lãi suất cho vay.

Cụ thể, trong danh mục khách hàng của VPBank, những doanh nghiệp được đánh giá sẽ chịu tác động lớn dịp này gồm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải, kho bãi; Lưu trú, tour du lịch, nhà hàng - ăn uống; đại lý du lịch; các dịch vụ đặt chỗ (đặc biệt tại các tỉnh về du lịch như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang ); các doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc như nông, thủy sản, các khách hàng mà nguồn nguyên liệu nhập khẩu chính là từ Trung Quốc… sẽ được VPBank hỗ trợ giảm lãi suất cho vay tới 1,5%/năm đối với các khoản vay không có tài sản bảo đảm và giảm tới 1,0%/năm đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm.

Điều kiện khách hàng đáp ứng được một số điều kiện nhất định như: Thuộc các ngành, lĩnh vực chịu sự ảnh hưởng và tác động của dịch cúm corona, các doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu và nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu tại thị trường Trung Quốc nói trên; có xếp hạng tín dụng tốt qua nhiều kỳ liên tiếp, tình hình tài chính ổn định, minh bạch trước dịch, có lịch sử  vay trả đúng hạn, là khách hàng truyền thống và có giao dịch tín dụng liên tục với VPBank trong thời gian qua… (tùy theo mức độ ảnh hưởng của từng doanh nghiệp, từng ngành và lĩnh vực kinh doanh).

Ngoài việc hỗ trợ về chính sách giảm lãi suất cho vay, VPBank chủ động tới tận doanh nghiệp để thăm hỏi và tìm hiểu, đánh giá tác động của dịch nCoV tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó, cùng trao đổi và tìm giải pháp kịp thời để khắc phục các khó khăn như giãn nợ, cấu trúc nợ.

Ước tính, tổng số khách hàng của VPBank bị tác động đợt này lên tới gần 1.000 doanh nghiệp và có chiều hướng gia tăng trong thời gian tới nếu dịch bệnh có chiều hướng diễn biến phức tạp.

Tương tự, Vietcombank hỗ trợ lãi suất và có chính sách ưu đãi khi vay mới cho những doanh nghiệp có doanh thu giảm 30%. Hỗ trợ của ngân hàng áp dụng với các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, thực phẩm và đồ uống có cồn, xuất nhập khẩu chủ yếu với thị trường Trung Quốc (thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thủy sản, dệt may, da giày…), những ngành chịu tác động khác theo đánh giá cập nhật và thông báo của Vietcombank.

Cụ thể, các doanh nghiệp được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giãn thời hạn trả nợ, không tính lãi suất phạt quá hạn, giảm lãi suất đối với dư nợ hiện hữu, giảm 1%/năm đối với dư nợ vay VND ngắn hạn, 1,5%/năm đối với dư nợ vay VND trung dài hạn, 0,5%/năm đối với dư nợ vay USD ngắn hạn, 0,75%/năm đối với dư nợ vay USD trung dài hạn. 

Với các cá nhân vay mới, lãi suất ưu đãi giảm tối đa tới 1%/năm đối với VND và 0,5%/năm đối với USD cho các khách hàng thuộc các lĩnh vực trên đáp ứng điều kiện vay vốn của Vietcombank. Thời gian triển khai từ ngày 11/2 đến hết 30/4. Ngân hàng cũng hỗ trợ tiền mặt cho 7 cơ sở quân đội thuộc 2 quân khu được giao nhiệm vụ tiếp nhận, cách ly người dân trở về từ vùng dịch nCoV.

Agribank cho biết đang đánh giá cụ thể tác động, dự báo, phân tích các vùng, doanh nghiệp đầu mối, khách hàng để có chính sách hỗ trợ phù hợp, xem xét giảm lãi suất. Hiện lãi suất cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp là 6%/năm.

KienLongBank giảm lãi suất cho vay 3%/năm đối với khách hàng hiện hữu vay vốn để trồng thanh long, dưa hấu, sầu riêng, mít, xoài, chôm chôm, chuối... 
KienLongBank giảm lãi suất cho vay 3%/năm đối với khách hàng hiện hữu vay vốn để trồng thanh long, dưa hấu, sầu riêng, mít, xoài, chôm chôm, chuối... 

KienLongBank giảm lãi suất cho vay 3%/năm đối với khách hàng hiện hữu vay vốn để trồng thanh long, dưa hấu, sầu riêng, mít, xoài, chôm chôm, chuối... đã nhận cấp vốn tín dụng trong thời gian qua. Chính sách áp dụng từ 1/2 đến 30/4, cụ thể là giảm lãi vay, miễn tiền phạt quá hạn để khách có thể khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh.

ABBank cũng dành ngân sách 4.000 tỷ đồng để có nguồn vốn chi phí thấp, ưu đãi lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch nCoV. Bà Nguyễn Thị Hương, Phó Tổng giám đốc ABBank, cho biết các đối tượng này được vay vốn với lãi suất thấp hơn 1,5-2%/năm so với lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường, 3% với khoản vay trung, dài hạn. Lãnh đạo ngân hàng cho biết sẽ tiếp tục theo dõi, có chính sách phù hợp với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch nCoV.

ACB cũng cho biết đối với khách hàng cá nhân bị ảnh hưởng của dịch nCoV không có nguồn trả nợ, ngân hàng sẽ cơ cấu bằng cách trả một phần lãi và chuyển một phần lãi qua kỳ tiếp theo, tương tự với khách hàng doanh nghiệp. Đồng thời, ngân hàng cũng sẽ dành một gói tín dụng để kích thích doanh nghiệp bằng cách ưu đãi lãi suất cho khách hàng vay mới với lãi suất thấp hơn hiện tại.

HDBank tung ra các chương trình ưu đãi phí thanh toán quốc tế, phí giao dịch tài khoản, phát hành thẻ bảo lãnh với mức giảm 50-100%. Đối tượng áp dụng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dược, thiết bị, vật tư y tế. Ngân hàng này cũng tài trợ doanh nghiệp thực hiện hợp đồng đầu ra với bệnh viện, sở y tế, trung tâm y tế, có chính sách tài trợ trọn gói và tăng mức cấp tín dụng tín chấp thêm 10 tỷ đồng, hạn mức bảo lãnh 200% giá trị tài sản là hợp đồng tiền gửi/sổ tiết kiệm, hoặc 150% giá trị tài sản là bất động sản, cấp hạn mức cho vay lên đến 120% giá trị tài sản là hợp đồng tiền gửi/sổ tiết kiệm, hoặc lên đến 90% giá trị tài sản là bất động sản, không cần quản hàng.

Có thể nới lỏng chính sách tiền tệ

Chứng khoán MB (MBS) vừa công bố báo cáo triển vọng, cho rằng áp lực lạm phát sẽ hạ trong tháng 2 khi nhu cầu tiêu dùng có xu hướng giảm sau Tết. Đồng thời, ảnh hưởng của dịch viêm phổi do virus corona khiến nhu cầu tiêu dùng không thiết yếu hạn chế hơn, giá thịt lợn hạ nhiệt khi các bếp ăn học sinh, sinh viên nghỉ thêm 2 tuần và nhu cầu tại các chợ truyền thống suy yếu, giá dầu và hàng hoá cơ bản giảm. 

Có thể Ngân hàng Nhà nước phải nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời gian tới.
Có thể Ngân hàng Nhà nước phải nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời gian tới.

Hệ quả của việc này là hoạt động kinh tế suy yếu hơn trong nửa cuối quý I. Dịch bệnh cũng có thể là động lực cho chính sách tiền tệ nới lỏng hơn từ Ngân hàng Nhà nước, phần nào cân bằng tác động lên lạm phát. 

Ở chiều ngược lại, dịch bệnh có thể sẽ đẩy chi phí đưa thực phẩm đến tay người tiêu dùng lên cao (do chi phí vận chuyển, bảo hiểm hàng hoá). Tình trạng gia tăng tích trữ lương thực, thực phẩm thiết yếu có thể khiến thực phẩm khan hiếm và làm gia tăng chỉ số giá thực phẩm. Thêm vào đó, sự tăng giá của các thiết bị y tế khi nhu cầu thuốc và các dụng cụ y tế nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lan truyền cũng góp phần gia tăng áp lực lạm phát.

Do lạm phát ở mức cao cuối năm 2019 và tháng 1, Ngân hàng Nhà nước sẽ bị hạn chế trong khả năng tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế. MBS cho rằng nhìn chung, áp lực lên lạm phát thời gian tới sẽ giảm do sự suy yếu của hoạt động kinh tế trong quý I và nửa đầu quý II.

Dịch virus corona sẽ tác động đến ngân sách theo chiều hướng tiêu cực, Chính phủ sẽ phải điều chỉnh dự toán doanh thu và chi ngân sách năm 2020. Doanh thu dự toán 1,5 triệu tỷ đồng sẽ khó đạt được do nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp giảm khi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch, khách sạn, nhà hàng, giải trí, hàng không, bán lẻ, mua sắm... bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, các khoản chi sẽ tăng lên đáng kể, đặc biệt là các khoản chi cho lĩnh vực y tế để điều trị và kiểm soát dịch bệnh. Mục tiêu thâm hụt ngân sách dự toán 3,44% GDP trong năm 2020 của chính phủ sẽ trở nên thử thách hơn. 

TUYẾT HƯƠNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement