13/11/2020 18:58
Vietjet hợp tác với UPS vận tải hàng hoá giữa châu Á và Mỹ
Ngày 13/11, Vietjet và UPS, công ty chuyển phát hàng hóa lớn nhất thế giới, thông báo bắt đầu hoạt động chung vận chuyển hàng hóa giữa châu Á và Mỹ.
Theo Nikkei Asia, vào đầu tháng 9, hãng hàng không giá rẻ Vietjet và UPS đã bắt đầu tập hợp hàng may mặc, hải sản, hàng y tế và các sản phẩm khác từ Việt Nam, Thái Lan và các nước láng giềng rồi vận chuyển từ Hà Nội đến Mỹ trên các chuyến bay hàng tuần quá cảnh ở Incheon, Hàn Quốc.
Các công ty cũng hợp tác giao hàng giữa Bangkok, Kuala Lumpur, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Cũng giống như các hãng hàng không khác trong thời kỳ đại dịch, Vietjet cũng phải chịu cảnh nhu cầu thấp. Theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam đã đón 3,8 triệu lượt khách du lịch trong 9 tháng đầu năm 2020, giảm 70,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hãng đã tạm dừng hầu hết các dịch vụ xuyên biên giới, chỉ khai thác 15.000 chuyến bay trong quý III, chủ yếu ở Việt Nam và Thái Lan, giảm từ 34.000 chuyến bay qua 12 quốc gia châu Á trong quý III/2019. Hãng báo lỗ 926 tỷ đồng (40 USD) trong quý III/2020, so với quý II lỗ 1,1 nghìn tỷ đồng.
Nhân viên bốc hàng lên máy bay của Vietjet, hãng hợp tác với UPS để xuất hàng từ Châu Á. Ảnh: Vietjet |
Tuy vậy, triển vọng của Vietjet vẫn khá tích cực. Ông Đỗ Xuân Quang, Giám đốc điều hành hoạt động vận chuyển hàng hóa của công ty cho biết: “"Vietjet là một trong số các hãng hàng không đầu tiên tại châu Á chuyển hướng chiến lược sang vận tải hàng hoá để ứng phó với đại dịch",
Nikkei nhận định, Vietjet là một trong những hãng đầu tiên sử dụng khoang hành khách để vận tải hàng hoá giữa Việt Nam và Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đại lục, Hong Kong, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Thoả thuận hợp tác với UPS mới đây nhiều khả năng sẽ thúc đẩy Vietjet mở rộng mảng vận tải hàng hoá của mình.
Trong thập kỷ qua, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất thế giới, đặc biệt khi các chuỗi cung ứng công nghệ bắt đầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc.
Trước năm nay, chi phí gia tăng ở Trung Quốc và cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Mỹ dần buộc các công ty chuyển hướng sang Việt Nam và các nước lân cận khác.
Đại dịch đã giúp ích nhiều hơn cho Việt Nam, khi chuỗi cung ứng bị gián đoạn thúc đẩy các doanh nghiệp đa dạng hóa bên ngoài Trung Quốc.
Ông Quang nhấn mạnh: “Việc hợp tác với UPS tạo tiền đề cho Vietjet đưa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Bangkok trở thành những trung tâm hậu cần khu vực cho dịch vụ vận chuyển hàng hóa một cửa từ châu Á đến các điểm đến phương Tây”.
Hợp tác với UPS và Vietjet đánh dấu một nỗ lực của ngành logistics trong việc hiệu chỉnh lại trong bối cảnh đại dịch. Ảnh: Vietjet |
Việt Nam lo sợ đại dịch COVID-19 sẽ phá vỡ nền thương mại toàn cầu vốn là nền tảng cho nền kinh tế của mình. Thay vào đó, Việt Nam lại được hưởng lợi từ xuất khẩu khi các nước phương Tây mua các sản phẩm gia công và các đối thủ châu Á khóa chặt nền kinh tế của họ.
Ông Russell Reed, CEO UPS Việt Nam và Thái Lan, cho biết Việt Nam “sẵn sàng hưởng lợi từ sự thay đổi của dòng sản xuất và thương mại toàn cầu".
Đại dịch đã sớm gây ra mối đe dọa đối với việc chuyển dịch hàng hóa quốc tế sau khi các hãng hàng không cắt giảm các chuyến bay chở khách.
Được biết, các nhà xuất khẩu cũng dựa vào các chuyến bay này để vận chuyển hàng hóa. Cùng lúc đó, nhu cầu hàng hóa tăng vọt gây ra tình trạng thiếu container. Việc hợp tác với UPS và Vietjet đánh dấu một nỗ lực để điều chỉnh lại ngành logistics trong bối cảnh đại dịch.
Việt Nam đặt mục tiêu tổng sản phẩm quốc nội tăng trưởng 2,0% -2,5% vào năm 2020, có thể là một trong những mức tăng trưởng cao nhất trên thế giới trong năm nay.
Khi xuất khẩu tăng mạnh, VinaCapital – quỹ đầu tư lớn nhất tại Việt Nam - ước tính thặng dư thương mại của Việt Nam có thể đạt mức kỷ lục 9% GDP trong 12 tháng kết thúc vào tháng 10.
Việt Nam đặt mục tiêu GDP tăng trưởng 2,0% -2,5% vào năm 2020, có thể là năm cao nhất đối với một nền kinh tế lớn, tương đương với mức thặng dư từng thấy ở Trung Quốc ở mức đỉnh điểm.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp