Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vietbank về tay Tập đoàn Hoa Lâm sau khi “bầu” Kiên rút lui?

Chứng khoán

11/01/2019 08:44

Tập đoàn Hoa Lâm và gia đình “bầu” Kiên là 2 cổ đông sáng lập Vietbank. Trong khi bầu Kiên bán hết cổ phần thì Hoa Lâm lại mua vào.

Về 1 chủ

Ngày 18/1, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank) sẽ đại hội đồng cổ đông bất thường. Một trong các nội dung lấy ý kiến cổ đông là việc miễn nhiệm Thành viên Hội đồng quản trị đối với bà Đặng Ngọc Lan, vợ bầu Kiên theo đơn xin từ nhiệm gửi Hội đồng quản trị ngày 10/12/2018.

Kien
Gia đình bầu Kiên chỉ còn nắmgần 16 triệu cổ phần tại Vietbank.

Động thái này diễn ra chỉ ít ngày sau khi gia đình bầu Kiên lần lượt thoái vốn ở Vietbank. Cụ thể, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) thông báo đã hơn 6,6 triệu cổ phiếu Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank), tương đương 2,035% vốn điều lệ trong thời gian 6/12/2018 đến 6/1/2019.

Ngoài bầu Kiên bán cổ phần của Vietbank, ông Đặng Công Minh (bố vợ ông Kiên) và bà Nguyễn Thị Kim Thanh (mẹ vợ ông Kiên) cũng đã bán ra tổng cộng hơn 6,4 triệu cổ phần trong tổng số 7,4 triệu cổ phiếu đăng ký giao dịch của nhà băng này.

3 thành viên khác trong gia đình bầu Kiên là bà Nguyễn Thúy Lan (em ruột của bầu Kiên), ông Đào Văn Kiên (chồng của bà Nguyễn Thúy Lan) và bà Nguyễn Thúy Hương (chị gái bầu Kiên) cũng thoái lần lượt 2,05%, 1,93% và 2,02% vốn của VietBank.

Hiện tại, bà Đặng Ngọc Lan đang sở hữu gần 15 triệu cổ phần, tương ứng 3,65% vốn điều lệ của Vietbank. Như vậy, nhóm cổ đông liên quan tới bầu Kiên hiện nay chỉ còn nắm gần 16 triệu cổ phần tại Vietbank, tương đương với 3,89% vốn điều lệ ngân hàng này.

Vietbank được thành lập vào tháng 12/2006 với vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Khi đó, cổ đông sáng lập là những cá nhân, pháp nhân có liên quan đến Tập đoàn Hoa Lâm, Ngân hàng Á Châu và Công ty Diệu Hiền.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hoa Lâm trước đây là Công ty Cổ phần Ô tô Xe máy do ông Dương Ngọc Hòa sáng lập. Hiện tại, ông Hoà là Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietbank. Ông Hoà cũng từng là Giám đốc Tập đoàn Hoa Lâm. Hiện tại, vợ ông Hoà là bà Trần Thị Lâm là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoa Lâm.

Trong khi đó, nhóm Ngân hàng ACB được biết đến là ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó chủ tịch Ngân hàng ACB và vợ là bà Đặng Ngọc Lan, nguyên Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng ACB tham gia góp vốn lập Vietbank.

Còn Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Diệu Hiền là cái tên gắn với nữ đại gia thủy sản Diệu Hiền. Bà Hiền là con nợ hàng nghìn tỷ đồng hơn 10 ngân hàng, nông dân... Hiện tại, không có thông tin chính thức nào về tỷ lệ sở hữu của Công ty Diệu Hiền tại Vietbank.

Lam
Vợ chồng ôngDương Ngọc Hòa và bà Trần Thị Lâm sẽ nắm trọn quyền điều hành Vietbank?

Động thái đáng chú ý ở các cổ đông sáng lập Vietbank trong thời gian gần đây là nhóm gia đình bầu Kiên lần lượt bán cổ phần Vietbank thì gia đình ông Dương Ngọc Hòa và nhóm cổ đông Tập đoàn Hoa Lâm liên tục mua vào.

Theo dữ liệu của chúng tôi, trước thời điểm trước tăng vốn vào cuối tháng 9/2018, gia đình ông Hòa nắm khoảng 44 triệu cổ phiếu Vietbank, tương đương 13,54% vốn điều lệ.

Bất thường

Đến ngày 17/12/2018, vốn điều lệ của Vietbank tăng lên hơn 4.256 tỷ đồng. Mục đích tăng vốn được Hội đồng quản trị Vietbank công bố là dành 507 tỷ đồng để kinh doanh, đầu tư trái phiếu, duy trì các tỷ lệ đảm bảo an toàn theo quy định pháp luật. Ngoài ra, dành 500 tỷ đồng để mua tòa nhà Lim II tại số 62A Cách Mạng Tháng Tám, phường 6, quận 3, TP.HCM. Điều đáng nói, giá mua tòa nhà Lim II mà Vietbank công bố là 1.400 tỷ đồng. Ngày 31/5/2018, Vietbank và Chợ Đũi đã ký hợp đồng đặt cọc. Trong vòng 12 tháng hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng dự án.

Dấu hỏi lớn ở đây là cơ sở nào Vietbank đưa ra giá mua 1.400 tỷ đồng khi trong bản cáo bạch phát hành cổ phiếu, ngân hàng không đề cập đến căn cứ định giá cho tòa nhà này.

Tòa nhà Lim II doCông Ty TNHH Thương mại Dịch vụ Chợ Đũilàm chủ đầu tư. Dữ liệu của chúng tôi cho thấy, Tập đoàn Hoa Lâm đã chuyển 1% vốn sở hữu tại Chợ Đũi sang choCông ty TNHH Lương Thạch, còn lạiCông ty TNHH Bất động sản Nhất Khangsở hữu 99% vốn điều lệ.

VBB
Cổ đông Vietbank có bị móc túi khi Hội đồng quản trị tự định giá toà nhà Lim II lên tới1.400 tỷ đồng?

Cả hai công ty này đều có cùng trụ sở tại Tòa nhà Lim I, số 2 Thi sách, phường Bến Nghé, quận 1. Trước đây bà Trần Thị Lâm từng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Chợ Đũi. Còn hiện tại, Chủ tịch Hội đồng quản trị Chợ Đũi là bà Nguyễn Thị Kim Phượng.

Đáng chú ý, Tòa nhà Lim I cũng chính là địachỉ của nhiều doanh nghiệp do ông Nguyễn Phan Hoài Hiệp, sinh năm 1994 làm Chủ tịch Hội đồng quản trị như Công ty Cổ phần Đầu Tư THT Phú Trí, Công ty TNHH Đầu tư 29A Phú Trí, Công ty TNHH Đầu tư NDC Phú Trí, Công ty Cổ phần Đầu tư Phú Trí.

Điều trùng hợp, ông Nguyễn Phan Hoài Hiệp sinh năm 1994 cũng chính người đã chi 66 tỷ đồng mua cổ phần phát hành của Vietbank vào ngày 17/12/2018. Dù chưa đủ dữ liệu để kết luận, những công ty và cá nhân liên quan đến Tập đoàn Hoa Lâm là chủ nhân mua lại cổ phần của gia đình bầu Kiên thoái vốn. Tuy nhiên, những dữ kiện trùng hợp nêu trên sẽ giải đáp được phần nào.

Rõ ràng, cùng với động tháirút chạy khỏi Vietbank của các cổ đông trong nhóm bầu Kiên, ngân hàng này chắc chắn sẽ xuất hiện nhóm cổ đông lớn mới. Bởi tất cả giao dịch thoái vốn của gia đình ông Kiên đều là giao dịch thỏa thuận. Điều này khó tránh khỏi việc vốn ngân hàng lại tập trung trong tay một nhóm cổ đông khác.

Sẽ có một sự “thay máu” trong cơ cấu cổ đông sáng lập Vietbank sau đại hội này. Mục đích tăng vốn để mua tòa nhà Lim II do những tổ chức liên quan đến Tập đoàn Hoa Lâm sở hữu cũng rất đáng quan tâm. Nhưng để trả lời rõ ràng cho câu hỏi này, cần phải chờ đến ngày 18/1/2019.

TUYẾT HƯƠNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement