Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Việt Nam quan sát mưa sao băng lớn nhất năm 2020

Cần biết

03/01/2020 22:21

Với lượng sao băng hơn 100 vệt/giờ, Quadrantid là mưa sao băng lớn nhất trong những tháng đầu năm sẽ thắp sáng bầu trời Việt Nam đêm nay.

Mưa sao băng Quadrantid là một trong ba cơn mưa sao băng lớn nhất trong năm, sẽ đạt cực điểm vào rạng sáng 5/1/2020 (theo giờ Việt Nam). Đây là sự kiện quan sát bầu trời đáng chú ý mà người yêu thích thiên văn không nên bỏ lỡ.

Mặc dù số lượng sao băng mỗi giờ có thể đạt đến 120 vệt vào lúc cực điểm, nhưng Quadrantid vẫn là một cơn mưa sao băng tương đối khó quan sát bởi vì thời gian cực điểm rất ngắn - chỉ kéo dài trong khoảng 6 giờ - thay vì trải qua nhiều đêm như các trận khác.

Đêm nay, Việt Nam quan sát mưa sao băng lớn nhất đầu năm - 1

Mưa sao băng Quadrantid trên bầu trời Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc. Ảnh: Cheng Luo.

Mưa sao băng lớn nhất đầu năm

Theo dự báo của Tổ chức Sao băng Thế giới (IMO), cực điểm mưa sao băng Quadrantid năm 2020 sẽ rơi vào 08:20, 4/1/2020 (UTC), tức là tại Việt Nam sẽ quan sát thích hợp nhất vào rạng sáng ngày 5/1. Năm nay Mặt Trăng đã lặn đi từ sớm nên người quan sát sẽ không bị ánh sáng chói chang của vật thể này làm phiền.

Để quan sát mưa sao băng Quadrantid, hãy nhìn về bầu trời hướng đông bắc từ sau 4 giờ sáng ngày 5/1, nơi khu vực nhóm sao Bắc Đẩu thuộc chòm sao Ursa Major (Đại Hùng, chú gấu lớn). Các sao băng sẽ tỏa ra từ vùng trời này nhưng bạn hãy nằm thoải ra đất để ngắm sao băng xuất hiện từ khắp nơi trên bầu trời.

Đêm nay, Việt Nam quan sát mưa sao băng lớn nhất đầu năm - 2

Mưa sao băng Quadrantid năm 2019 và núi lửa Tenerife's Teide trên đảo Canary. Ảnh: Daniel López (El Cielo de Canarias).

Khác với các hiện tượng thiên văn khác, chúng ta không cần sử dụng kính thiên văn hay ống nhòm để quan sát mưa sao băng mà chỉ cần nhìn trực tiếp bằng mắt thường. Tuy nhiên, hãy tránh xa vùng đô thị với đầy ánh sáng nhân tạo mà tìm đến các vùng ngoại ô, nông thôn để đảm bảo quan sát được tốt nhất.

Trước khi quan sát, hãy để mắt trong bóng tối khoảng 15 phút để mắt làm quen với màn đêm, từ đó quan sát được nhiều sao băng hơn. Lưu ý trong quá trình quan sát, đừng sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị phát ra ánh sáng chói vì chúng sẽ khiến bạn bị lóa và chất lượng buổi quan sát bị kém.

Mưa sao băng từ một chòm sao cổ đại

Cơn mưa sao băng Quadrantid lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1825. Tháng 1 năm đó, nhà thiên văn Antonio Brucalassi ở Ý đã ghi nhận sự việc bầu khí quyển nơi ông sinh sống bỗng xuất hiện nhiều các vật thể phát sáng mà ông gọi là sao sa (sao rơi).

Các vệt sáng tỏa ra từ khu vực chòm sao cổ đại Quadrans Muralis (Thước phần tư). Trong danh sách 88 chòm sao hiện đại được sử dụng chính thức ngày nay, chòm sao đó không được ghi nhận mà phần lớn chúng thuộc chòm sao Boötes (Mục Phu, Người chăn cừu).

Đêm nay, Việt Nam quan sát mưa sao băng lớn nhất đầu năm - 3

Bản đồ vị trí của mưa sao băng Quadrantid trên bầu trời. Ảnh: Ftvh - Vũ trụ trong tầm tay.

Năm 1839, nhà thiên văn Adolphe Quetelet ở Đài quan sát Brussels, Bỉ cùng Edward C. Herrick ở Connecticut, Mỹ đã độc lập đưa ra kết luận về những vệt sáng đó là một cơn mưa sao băng thường niên và ngày nay chúng ta có Mưa sao băng Quadrantid.

Xuất phát từ một tiểu hành tinh kì lạ

Giống như các cơn mưa sao băng khác trong năm, Quadrantid có được là do sự va chạm của các mẩu thiên thạch nhỏ rơi vào khí quyển Trái Đất. Theo đó, các sao chổi hay tiểu hành tinh khi đi cắt qua quỹ đạo của Trái Đất sẽ làm rơi rớt lại những mảnh đất đá vật chất, chúng lao thẳng vào khí quyển của hành tinh rồi bốc cháy để tạo thành sao băng.

Đêm nay, Việt Nam quan sát mưa sao băng lớn nhất đầu năm - 4

Hình ảnh thực tế được quan sát qua kính thiên văn ở các đài quan sát lớn, chụp tiểu hành tinh 2003 EH1. Ảnh: Carl Hergenrother/University of Arizona/Vatican Obs.

Thế nhưng, thiên thể gốc của mưa sao băng Quadrantid hơi khác một chút. Vật thể gốc của cơn mưa sao băng này là tiểu hành tinh 2003 EH1 có chu kỳ quỹ đạo 5,52 năm/mỗi vòng quanh Mặt Trời. Giới khoa học vẫn đang tranh luận về bản chất của vật thể này, đôi khi họ muốn phân loại nó thành một dạng vật thể mới gọi là “sao chổi đất đá”.

2003 EH1 được xác định bởi nhà thiên văn Peter Jenniskens vào năm 2003. Tuy nhiên, khi đo đạc các số liệu về quỹ đạo, các nhà thiên văn ngày nay cho rằng nó có thể là sao chổi C/1490 đã từng được các nhà thiên văn ở Đông Á quan sát thấy vào 500 năm trước.

Đêm nay, Việt Nam quan sát mưa sao băng lớn nhất đầu năm - 5

Một vệt sao băng từ trận mưa sao băng Quadrantid xuất hiện trên ngọn hải đăng ở bờ biển New Jersey, Mỹ. Ảnh: Jack Fusco.

Sở dĩ mưa sao băng Quadrantid có thời gian cực đại diễn ra chóng vánh trong vài giờ đồng hồ, là vì quỹ đạo của tiểu hành tinh 2003 EH1 cắt Trái Đất theo một góc gần như vuông góc chứ không cùng một mặt phẳng như những sao chổi khác. Hành tinh xanh của chúng ta chỉ quét qua đám mẩu vụn của sao chổi này trong một thời điểm ngắn ngủi.

Sau Quadrantid, chúng ta còn 2 cơn mưa sao băng lớn khác là Perseid vào tháng 8 và Geminid vào tháng 12. Thế nhưng quanh năm ta luôn có những cơn mưa sao băng nhỏ và vừa khác vì các mẩu vụn thiên thạch vẫn rơi vào khí quyển của Trái Đất mỗi đêm.

QUỐC ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement