Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Việt Nam không thể nhặt từng đồng trước cơ hội mở cửa

Doanh nghiệp

16/08/2019 07:04

Chúng ta không thể kiếm nhặt từng đồng, mà phải thay đổi thể chế nền kinh tế để nắm bắt cơ hội lịch sử. Việt Nam cần bước ra khỏi cái vật chất cũ để tiến vào Kỷ nguyên số", đây là nhận định của Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên - Ủy viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia tại chương trình Tiến vào kỷ nguyên số.

Nếu không thay đổi Việt Nam sẽ bị loại khỏi cuộc chơi số hóa

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh trong nước chịu sự tác động của cuộc đối đầu thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ - Trung, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thương mại, đầu tư và chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia.

Bên cạnh rủi ro gia tăng từ việc đối đầu thương mại giữa hai đối tác kinh tế quan trọng bậc nhất, Việt Nam cũng có cơ hội khác với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).

Trong khi kinh tế thế giới có một số yếu tố bất định, khó lường, sự xuất hiện của một số mô hình kinh doanh trên nền tảng số tạo ra những thay đổi có tính cách mạng ở nhiều lĩnh vực.

Tiến sĩ Trần Đình Thiên
Tiến sĩ Trần Đình Thiên

Theo ông Trần Đình Thiên, Việt Nam ký kết nhiều hiệp định quan trọng CPTPP, EVFTA, cánh cửa xuất nhập khẩu hàng hóa, hội nhập thế giới đang mở toang, cơ hội đầu tư tràn ngập, ùa vào thì cũng đồng nghĩa với rất nhiều nguy cơ. Nhất là khi năng lực Việt Nam chưa đủ đáp ứng cơ hội tốt này.

Chúng ta không thể kiếm nhặt từng đồng, mà phải thay đổi thể chế nền kinh tế để nắm bắt cơ hội lịch sử. Việt Nam cần bước ra khỏi cái vật chất cũ để tiến vào Kỷ nguyên số.

Nếu không thoát khỏi chính mình, Việt Nam sẽ không hòa nhập được cuộc chơi mới, không bước được vào kỷ nguyên số thì sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Các doanh nghiệp cần gây áp lực để chính phủ có động lực thay đổi và phải coi nền kinh tế tư nhân là động lực thúc đẩy nền kinh tế cả nước.

Ông còn cho biết thêm, chúng ta cần thay đổi rất nhiều từ thể chế kinh tế cho đến con người. Tiêu biểu như Việt Nam là cơ cấu dân số vàng, nhưng năng suất lao động lại thấp, nền tảng thực lực chưa đủ mạnh.

Việt Nam cần chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp sang Công nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh để đối đầu với nhiều quốc gia khác và tận dụng triệt để những cơ hội vàng của lịch sử: chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, các hiệp định thương mại tự do…

Bà Joan Ziegler
Bà Joan Ziegler

Còn theo bà Joan Ziegler, CEO, Sequent, Inc - số hóa đang thay đổi cuộc sống của chúng ta. Ngày xưa người ta dùng tiền mặt để giao dịch làm ăn, sau đó ngân hàng thay đổi bằng thẻ, và bây giờ các bạn thấy đấy mọi hoạt động thanh toán, giao dịch, mua bán đều được thực hiện trên chiếc điện thoại thông minh.

Ngày xưa mỗi công ty có rất nhiều cuộc họp, giờ thì chỉ cần một cái điện thoại hoặc laptop là bạn có thể làm việc, họp hành ở bất cứ đâu.

“Bàn làm việc của tôi bây giờ không còn bất cứ giấy tờ nào vì tất cả đã được số hóa. Đã đến lúc chúng ta nghĩ về Big data, số liệu, trí tuệ nhân tạo. Việt Nam có thể đốt cháy giai đoạn, học hỏi các nước đi trước để tiến thẳng vào kỷ nguyên số” Bà Joan Ziegler chia sẻ.

Ông Nguyễn An Nguyên, CEO và Nhà sáng lập,Trusting Social cho biết: “Số hóa khiến các doanh nghiệp phải thay đổi hoàn toàn mô hình kinh doanh của mình. Nó khiến chi phí tiếp cận khách hàng ngày càng rẻ. Ứng dụng công nghệ vào kinh doanh, chỉ trong một phút doanh nghiệp có thể tiếp cận với hàng triệu khách hàng”.

Công ty nào cũng cần công nghệ

Trong bối cảnh Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên, nhân công giá rẻ sang nền kinh tế tri thức. Thì chiến lược phát triển thông qua xây dựng năng lực cạnh tranh trong thời đại số, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, đủ khả năng hỏi hỏi để thích ứng với sự thay đổi không ngừng do công nghệ mang lại nóng hơn bao giờ hết.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm đến cách tiếp cận chuyển từ tuyển dụng nhân sự sang thu hút nhân tài nhằm phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Theo bà Lê Diệp Kiều Trang – CEO GoViet, công nghệ đến từ con người, nếu không có sáng tạo, đổi mới thì công nghệ sẽ chết. Đây là cốt lõi của công ty công nghệ. Càng nhiều người khởi nghiệp thì sẽ tốt cho Việt Nam.

Nhiều chuyên gia kinh tế và các nhà khởi nghiệp chia sẻ tại chương trình
Nhiều chuyên gia kinh tế và các nhà khởi nghiệp chia sẻ tại chương trình

Go Viet là nơi học hỏi, tạo cơ hội thử sức làm chuyện chưa làm gì nhiều và là bệ phóng cho bạn có kinh nghiệm, để làm những việc lớn.

Go Việt luôn đặt các bạn vào vị trí thử thách, để các bạn hiểu khi tự doanh phải làm gì, thà biết sớm hơn biết muộn. Nếu các bạn trưởng thành lập công ty, kéo theo người thì đó cũng là thành công rồi.

Trần Ngọc Thái Sơn- CEO Tiki cho biết: “Không phải chỉ công ty công nghệ thì mới cần công nghệ mà tất cả công ty đều cần công nghệ. Công nghệ đã giúp tiki có bước tăng trường nhanh, mỗi năm tăng 200% hay 300% là đều dựa vào công nghệ và nguồi lưc Công nghệ thông tin luôn quan trọng.  Vì thế Tiki tuyển nhân tài công nghệ từ mọi nơi trên thế giới. Hiện Tiki có đội ngũ nhân sự công nghệ thuộc  8 quốc gia thế giới”.

Tiến vào kỷ nguyên số là chủ đề của diễn đàn doanh nghiệp 2019 quy tụ hơn 500 CEO, nhà hoạch định chính sách, các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu và các chuyên gia kinh tế cùng chia sẻ, nhận diện những đối sách ứng phó trong điều kiện kinh tế thế giới bất ổn, gợi mở suy nghĩ về năng lực cạnh tranh mới.

50 doanh nghiệp tốt nhất trên sàn chứng khoán
50 doanh nghiệp tốt nhất trên sàn chứng khoán

Ngoài ra, sự kiện cũng tôn vinh 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất năm 2019 trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement