Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Việt Nam không hề hưởng lợi về đầu tư từ thương chiến Mỹ-Trung

Chính sách - Hạ tầng

31/10/2019 14:57

Vốn đăng ký mới giảm, vốn bổ sung giảm, như vậy các dự đoán Việt Nam sẽ hưởng lợi về đầu tư từ thương chiến Mỹ - Trung là không chính xác.

Tuy nhiên, tại Hội thảo "Động lực cho kinh tế Việt Nam" ngày 30/10, Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viên nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, tăng trưởng nhờ xuất khẩu khá bấp bênh, không chắc chắn và rủi ro không nhỏ.

Cụ thể, xuất khẩu tăng 7,6% nhưng phụ thuộc rất lớn vào Mỹ. Xuất khẩu vào Mỹ tăng 26,6%. Cùng thời gian, mức xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ tăng nhẹ, lần lượt là 7,5% và 9%, trong khi giảm ở các trường: EU giảm 1,9%, Trung Quốc giảm 2,9%.

"Như vậy, Mỹ đang là cứu tinh cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Và đây là chỗ đặt kinh tế Việt Nam vào thế bất định, rủi ro. Nhìn vào các con số trên, ta thấy rủi ro lớn. Ta cũng không thể tiếp tục làm thế này mà Mỹ cũng chẳng cho ta làm như thế lâu", ông Cung nói.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Theo ông Cung, đầu tư nhà nước và đầu tư FDI cũng không còn là động lực cho tăng trưởng. Nguyên do là giải ngân vốn đầu tư công chỉ bằng 69,2% kế hoạch và chỉ tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước, còn đầu tư FDI đang cho thấy đà suy giảm.

Sự suy giảm đáng ngại của đầu tư FDI thể hiện ở chỗ: Số dự án tăng 26% nhưng số vốn đăng ký mới giảm 14,6%. Điều này đồng nghĩa với việc quy mô các dự án FDI đang giảm. Việc giảm này khiến ta có quyền nghi ngờ về chất lượng dự án và cách thức FDI đầu tư tại Việt Nam. 

"Tôi nhận thấy rằng các nhà đầu tư FDI đang phân nhỏ dự án để tránh rủi ro. Và với quy mô dự án nhỏ, giảm dần thì liệu có nghiên cứu và phát triển, liệu có chuyển giao công nghệ được không?", ông Cung nêu vấn đề.

Chưa dừng lại ở đó, theo ông Cung, vốn đăng ký FDI bổ sung cũng giảm 16,4% so cùng kỳ. Vốn đăng ký mới giảm, vốn bổ sung giảm, như vậy ta không thấy bằng chứng của các dự đoán Việt Nam sẽ hưởng lợi về đầu tư từ thương chiến Mỹ - Trung.

Theo vị chuyên gia kinh tế của Thủ tướng thì: Trong 74 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc đang là nhà đầu tư số 1, Trung Quốc nhảy lên vị trí thứ 2 là 16%, Singapore thứ 3, Hồng Kông và sau đó là Nhật Bản… Riêng Hoa Kỳ và châu Âu không nhìn thấy lượng vốn tăng ở Việt Nam. Hiện vốn đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là từ châu Á, trong đó có các yếu tố Trung Quốc chiếm gần 50%.

Ông Cung cho rằng: "Chúng ta sẽ có nhiều hiệp định thương mại với EU và các nước phát triển, cần làm rõ tại sao vốn các nước phát triển không tăng mạnh ở Việt Nam, từ đó phân tích nguyên nhân về xu hướng thay đổi cơ cấu lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam".

Liên quan đến cải cách, theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, nhiệm kỳ hiện tại ghi dấu ấn của Chính phủ trong việc ổn định kinh tế vĩ mô và cải cách vi mô. Tuy nhiên, trong khi Chính phủ làm tương đối tốt việc ổn định vĩ mô thì những cải cách vi mô chưa được như kỳ vọng.

Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc gỡ bỏ các quy định hành chính bất hợp lý; đơn giản hóa, hợp lý hóa các thủ tục về đầu tư, đất đai, xây dựng và môi trường; tạo thuận lợi và khuyến khích mạnh mẽ đầu tư tư nhân xây dựng năng lực sản xuất kinh doanh mới cho nền kinh tế.

"Tôi kiến nghị đừng để các Bộ tự làm, vì để từng Bộ thì không ai làm được cái này đâu. Đây là lĩnh vực đầy rẫy xin – cho và quyền lợi, không ai tự bỏ quyền của mình cả. Để các Bộ tự làm với nhau thì chỉ ra một sản phẩm thỏa hiệp thôi, không giải quyết được vấn đề. Tôi kiến nghị thành lập một tổ công tác chuyên ngành, chủ yếu là người bên ngoài, đặt dưới sự chỉ đạo của một phó thủ tướng để làm. Nếu không, những điều này ta đã nói 10 năm qua, có thể sẽ nói trong 10 năm tới", ông Cung nhấn mạnh.

  Hội thảo Động lực cho kinh tế Việt Nam: góc nhìn và triển vọng. Ảnh: TTXVN.

Hội thảo Động lực cho kinh tế Việt Nam: góc nhìn và triển vọng. Ảnh: TTXVN.

Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban nghiên cứu Tổng hơp CIEM đã trình bày báo cáo Nghiên cứu của CIEM về kinh tế Việt Nam: Kết quả, vấn đề và triển vọng, theo TTXVN.

Về động lực cho tăng trưởng, ông Dương cho rằng, thời gian qua, Việt Nam tăng trưởng tương đối nhanh ở khu vực công nghiệp và theo đó, khai khoáng tăng trở lại sau khi sụt giảm trong năm 2018.  Đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng là công nghiệp chế biến, chế tạo, bán buôn bán lẻ và sửa chữa mô tô, xe máy, xe có động cơ khác.

Tỷ trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng tăng nhẹ. Một số ngành còn nhiều dư địa như thông tin và truyền thông; khoa học công nghệ… Xuất nhập khẩu vẫn giữ đà phục hồi tăng trưởng; thặng dư thương mại trong 9 tháng ước đạt 7,1 tỷ USD, vượt cả cùng kỳ năm 2018.  Khu vực đầu tư nước ngoài giảm tốc thấp hơn so với khu vực trong nước.

“Trong 9 tháng của năm, khu vực tư nhân thêm sức sống, điều đó thể hiện ở chỗ đầu tư của khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh nhất. Từ đó, tạo động lực cho nhà đầu tư toàn xã hội; hứng khởi kinh doanh tăng được thể hiện qua số doanh nghiệp thành lập mới vẫn tăng. Sức sống, sáng tạo, linh hoạt và thích nghi trong bối cảnh mới như thực hiện dự án hạ tầng lớn, khai thác các thị trường xuất khẩu trong bối cảnh gia tăng căng thẳng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ”, ông Dương nhìn nhận.

Theo GS. Nguyễn Mại, cũng nên nhìn lại những khó khăn của nền kinh tế và tìm kiếm động lực cho tăng trưởng. Hiện nay, kinh tế vĩ mô của Việt Nam tương đối vững, tăng trưởng ngành tốt, đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước và đảm bảo cuộc sống của người dân. Sắp tới, cần phải tạo động lực trong thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) một cách chọn lọc, tiếp thu những cái mới của Cách mạng công nghiệp 4.0.

TS. Lê Đình Ân, chuyên gia kinh tế cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2020 cần những giải pháp thiết thực như: tận dụng hết cơ hội để xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu dùng, đẩy mạnh tốc độ cổ phần hoá…

“Nên cơ cấu lại sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, cải cách thể chế, tìm ra phương thức quản lý, phân tích kinh tế, thị trường, phải chuyển từ số lượng sang chất lượng và cách thức quản lý như thế nào để hiệu quả hơn… Từ đó tìm được động lực dài hơi hơn”. TS. Lê Đình Ân cho hay.

MINH TUẤN (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement