Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Việt Nam có nguy cơ đánh mất thị trường bán lẻ vào tay nước ngoài?

Thị trường 24h

08/07/2019 07:06

Việt Nam là một thị trường bán lẻ tiềm năng, nhưng với sự xâm nhập của doanh nghiệp lớn nước ngoài, liệu chúng ta có nguy cơ đánh mất thị trường bán lẻ ngay trên sân nhà.

Thị trường bán lẻ Việt Nam rất giàu tiềm năng với gần 95 triệu dân, thị trường nông thôn rộng lớn, trong khi đó hệ thống bán lẻ hiện đại còn rất ít. Cả nước mới có khoảng 800 siêu thị, chiếm 25%, kênh truyền thống chiếm 75%.

Tuy nhiên, hiện nay, thị trường Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều mặt hàng của các nước với quy mô ngày càng lớn và có nhiều ở các kênh phân phối nội địa như hàng Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… Trong đó, đặc biệt là Thái Lan, nước có mức độ thâm nhập mạnh cả ở sản xuất, phân phối và hàng hóa vào thị trường Việt Nam.

Hệ thống bán lẻ là một kênh để hàng nước ngoài du nhập vảo Việt Nam - Ảnh: Cẩm Viên
Hệ thống bán lẻ là một kênh để hàng nước ngoài du nhập vảo Việt Nam - Ảnh: Cẩm Viên

Cách đây hàng chục năm, Thái Lan đã từng có tham vọng “biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường”, trong đó, Việt Nam là một trong những thị trường trọng điểm. Thực tế đã chứng minh điều này, ngoài việc thực hiện liên doanh hợp tác, M&A, họ đã đầu tư, sản xuất và phân phối bằng mọi con đường.

Hàng Việt đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn không có chỗ đứng thực sự trong các siêu thị, các cửa hàng bán lẻ ngoài thị trường. Gần đây nhất là các doanh nghiệp hàng may mặc Việt Nam bị Big C ngưng nhập hàng đột ngột gây nên nhiều tổn thất. Đây là một trong những kịch bản đã được các chuyên gia kinh tế dự báo từ trước khi Việt Nam mở cửa chào đón các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư. Nó sẽ tạo nên một cuộc cạnh tranh khóc liệt nhất là đối với thị trường bán lẻ Việt Nam.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định trong thời gian sắp tới thị trường bán lẻ Việt Nam chắc chắn còn cạnh tranh gay gắt, khi chúng ta có một hiệp định EVFTA mới.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Ảnh: Cẩm Viên
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Ảnh: Cẩm Viên

Nhà đầu tư nước ngoài đang rất quan tâm đến thị trường bán lẻ Việt Nam. Nhiều nước đánh giá Việt Nam có lao động giá rẻ và một thị trường nội địa rộng lớn và sức mua tăng lên nhanh chóng qua việc thu nhập của người dân tăng lên trong thời gian vừa qua và nó sẽ tạo thành sức mua rất lớn để cho các doanh nghiệp nước ngoài nhằm vào thị trường nội địa Việt Nam ở mức độ rất cao.

Vì vậy rất nhiều tập đoàn nước ngoài sẽ vào thị trường Việt Nam như Aeon của Nhật Bản, Lotte của Hàn Quốc, Big C của Thái Lan thì họ đều nhằm vào thị trường Việt Nam theo cách bán lẻ. Họ đều đưa ra những chiến lược sẽ mở rất nhiều cửa hàng siêu thị lớn song song với những cửa hàng nhỏ (cửa hàng tiện lợi). Họ tấn công vào thị trường Việt Nam bằng cả hai nhánh, một bên là các siêu thị cở lớn một bên là cửa hàng tiện lợi nhỏ.

Như vậy nó sẽ tác động đên hệ thống bán lẻ của Việt Nam nếu như Việt Nam không có sự đổi mới mạnh mẽ hay là sự phát triển tốt.

Hệ thống bán lẻ Việt Nam không chỉ quan trọng cho việc bán lẻ nói chung mà nó cũng là nơi tiêu thụ sản xuất những hàng hóa làm từ Việt Nam của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam hay nông dân Việt Nam.

Việt Nam đang có một nền nông nghiệp dư thừa rất nhiều sản phẩm để xuất khẩu ra ngoài. Nhưng thị trường trong nước là yếu tố quan trọng và rộng lớn hơn nhiều. Nếu nói về nông nghiệp thì 70% thị trường trong nước có thể tiêu thụ được, xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 30% nên chúng ta phải khai thác tối đa thị trường nội địa.

Nếu thị trường bán lẻ rơi vào tay của các nhà đầu tư nước ngoài thì nguy cơ hàng nhập khẩu sẽ tràn vào Việt Nam và chúng ta sẽ mất đi cơ hội sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nội địa.

Trong một cuộc phỏng vấn Nguyên Chủ tịch Hội Siêu thị Hà Nội Vũ Vinh Phú cho rằng, để nâng cao vị thế của doanh nghiệp nội, không còn con đường nào khác là đầu tư cho ngành bán lẻ trong nước mạnh lên thông qua những quy định phù hợp. Tạo cho doanh nghiệp nội cơ hội tiếp cận nguồn vốn và mặt bằng kinh doanh cũng như tạo lập sự minh bạch, bình đẳng về môi trường kinh doanh. Tăng cường mối liên kết giữa nhà sản xuất và kênh phân phối.

Ngành sản xuất Việt Nam, đặc biệt là những ngành sản xuất nông sản, thực phẩm phải đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và nâng chất lượng hàng hóa lên một tầm cao hơn. Đồng thời phải gắn kết với khâu bán lẻ thành chuỗi, vớt những khâu trung gian, thương lái.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement