Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Việt Nam - Ấn Độ đối thủ trên thị trường xuất khẩu hạt điều

Ấn Độ và Việt Nam đang là hai đối thủ cạnh tranh quyết liệt trên thị trường xuất khẩu hạt điều thế giới với thị phần lần lượt là 20% và 60%.

Theo thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ thì Ấn Độ và Việt Nam đang là hai đối thủ cạnh tranh quyết liệt trên thị trường xuất khẩu hạt điều thế giới vốn đang phát triển nhanh trong thời gian qua, với thị phần lần lượt là 20% và 60%.

Nhu cầu về hạt điều trên thế giới đã tăng trưởng nhanh và ổn định trong những thập kỷ gần đây. Xuất khẩu điều thế giới đã tăng từ mức 370.000 tấn năm 2007 lên mức 437.000 tấn năm 2017 và tăng lên mức 440.800 tấn vào năm 2018.

Xuất khẩu hạt điều
Xuất khẩu hạt điều

Theo Hội đồng Hoa quả sấy và hạt quốc tế (the International Nut & Dried Fruit Council - INC), trong giai đoạn từ 2012-2017, Việt Nam và Ấn Độ lần lượt chiếm 61% và 23% thị phần xuất khẩu hạt điều thế giới và khối lượng xuất khẩu của của cả hai nước vẫn đang duy trì khá ổn định.

Ngoài việc là nhà sản xuất hạt điều hàng đầu thế giới, Ấn Độ cùng với Việt Nam hiện là một trong những quốc gia chế biến hạt điều thô thành hạt nhân nhân lớn nhất thế giới. Năm 2017, Ấn Độ đã nhập hơn 700.000 tấn hạt điều, chủ yếu từ các nước có diện tích trồng điều lớn tại Tây và Đông Phi, để chế biến và xuất khẩu. Cũng trong năm 2017, Ấn Độ đã xuất khẩu 100.115 tấn hạt điều (theo số liệu của UN Comtrade).

Tuy nhiên, INC cho rằng ngành điều thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức mà cần phải được giải quyết cấp độ toàn cầu, thay vì ở cấp độ quốc gia. Hiện tại, hoạt động sản xuất, chế biến hạt điều nhân đang được tập trung ở 3 quốc gia chính là Việt Nam, Ấn Độ và Brazil, tương ứng tỷ lệ chiếm khoảng 48%, 44% và 4% tổng hạt điều thô thế giới.

Chỉ có 4% còn lại được chế biến tại châu Phi. Do đó, 3 nước gồm: Ấn Độ, Việt Nam và Brazil phải phối hợp giải quyết những khó khăn chung của ngành điều, phải tập trung vào việc tăng trưởng cây trồng, tăng sản lượng điều song cũng đồng thời phải đầu tư, phát triển các nhà máy chế biến điều ngay tại vùng điều nguyên liệu ở châu Phi.

Hai vấn đề mà ngành điều thế giới có thể thúc đẩy được trong thời gian tới đó là: Tăng sản lượng điều tại châu Phi. Hiện nay, một nửa sản lượng điều thô của châu Phi đang được chuyển đến Ấn Độ và Việt Nam để chế biến; thúc đẩy quá trình cơ giới hóa ngành điều. Ngoài ra, vấn đề đảm bảo phát triển bền vững, an toàn và tính minh bạch trong truy xuất nguồn gốc cũng là những vấn đề rất quan trọng đối với ngành điều.

INC cho rằng, Ấn Độ đã phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ Việt Nam. Việt Nam đã giành được và khẳng định được chỗ đứng của mình tại thị trường Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement