Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Viện nghiên cứu McKinsey: Châu Á chịu tác động nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu

Kinh tế thế giới

17/08/2020 08:39

Theo nhóm nghiên cứu kinh tế và kinh doanh của Viện nghiên cứu McKinsey, châu Á có thể nghiêm trọng hơn nhiều so với các khu vực khác trên thế giới.

Theo CNBC, một phần nghiên cứu của MGI, các quốc gia đang nổi lên ở châu Á (gồm Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) được dự báo sẽ chứng kiến nhiệt độ và độ ẩm gia tăng, các quốc gia này phải đối mặt với những hiểm họa bao gồm lũ lụt, hạn hán, bão lớn cũng như điều kiện tăng nhiệt và độ ẩm.

Đại dịch COVID-19 đang “đã làm ảnh hưởng khả năng phục hồi đối với cuộc sống và sinh kế, khi cả thế giới đang tập trung chú ý vào việc đối phó với dịch COVID-19 thì những tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu cũng cần được quan tâm đúng mức. Giám đốc MGI Jonathan Woetzel nhận định.

Theo ông Woetzel: "Châu Á đối mặt với các hiểm họa khí hậu và các tác động kinh tế-xã hội nghiêm trọng tiềm tàng, do đó phải rất quan tâm trong việc “đóng vai trò tuyến đầu giải quyết các thách thức này”.

Hình ảnh ghi lại tại TP.HCM vào ngày 1/11/2016. Ảnh: Getty.
Hình ảnh ghi lại tại TP.HCM vào ngày 1/11/2016. Ảnh: Getty.

Châu Á có thể có tiềm năng dẫn dắt các nỗ lực ứng phó toàn cầu bằng cách đề cập tốt hơn những rủi ro biến đổi khí hậu vào trong quá trình đưa ra quyết định, đóng vai trò tiên phong trong áp dụng các công nghệ thích ứng và đẩy nhanh quá trình cắt giảm khí phát thải để giảm thiểu những hậu quả tiềm ẩn nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu.

Báo cáo cho biết: “Ước tính vào năm 2050, từ 500 đến 700 triệu người sống ở những quốc gia như Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan có thể trải qua những đợt nắng nóng vượt quá giới hạn.

Tình trạng ngập lụt ven biển trở nên tồi tệ hơn do mực nước biển dâng cao là một nguy cơ nghiêm trọng trên toàn thế giới và ước tính hàng nghìn tỷ USD có thể sẽ phải gánh chịu từ những tài sản bị thiệt hại trong tương lai. Ngập lụt không chỉ làm hỏng cơ sở hạ tầng mà đôi khi còn làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.

Dòng sông bùn sau những cơn mưa lớn tại Ấn Độ. Ảnh: AP.
Dòng sông bùn sau những cơn mưa lớn tại Ấn Độ. Ảnh: AP.

Ảnh hưởng đến nền kinh tế

Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey cho biết, châu Á đang chịu rủi ro đặc biệt vì có số lượng người nghèo cao, những người có xu hướng phụ thuộc nhiều hơn vào công việc ngoài trời, sống ở những khu vực dễ bị tổn thương nhất do nhiệt độ và độ ẩm tăng cao. 

Đến năm 2050, từ 8-13% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước này có thể bị thiệt hại do các tác động từ hiện tượng nhiệt độ và độ ẩm tăng lên.

Khả năng xảy ra các cơn mưa rất lớn có thể tăng lên gấp 3 hoặc 4 lần vào năm 2050 ở Indonesia.

Tại Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh có thể sẽ thiệt hại từ 500 triệu - 1 tỷ USD trong trận lụt lớn tác động trực tiếp tới cơ sở hạ tầng vào năm 2050, với chi phí thay thế dao động từ 1,5 tỷ đến 8,5 tỷ USD.

McKinsey dự báo, số lượng các trận mưa lớn có thể tăng gấp 3 - 4 lần vào năm 2050 ở các khu vực của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Indonesia. Tình trạng lũ lụt gia tăng có thể gây thiệt hại 1.200 tỷ USD ở châu Á, chiếm tỷ lệ khoảng 75% trong tổng thiệt hại toàn cầu.

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement