09/04/2020 11:00
Vì sao Zoom bị "cấm cửa" nhiều nơi?
Ứng dụng họp trực tuyến Zoom hiện đang phải đối mặt với một loạt các vấn đề bảo mật rất nghiêm trọng gây nhiều lo ngại cho người dùng.
Với tình hình dịch virus Corona căng thẳng như hiện nay, việc học tập cũng như làm việc đều đã chuyển sang ở nhà. Một trong những ứng dụng hỗ trợ cho việc này chính là Zoom nhưng tuy nhiên, kể từ dịch bệnh bùng phát thì ứng dụng này mới lộ ra những vấn đề nghiêm trọng.
Trước hết, Zoom Cloud Meetings (hay Zoom) là một ứng dụng gọi video trên nền tảng đám mây cho phép bạn giao tiếp online với nhiều người một lúc khi không thể gặp trực tiếp.
Kể từ dịch bệnh bùng phát, ứng dụng này bỗng trở nên hot và giúp công ty làm phần mềm này (cũng tên Zoom) trở thành công ty thành công nhất.Từ con số chỉ từ 10 triệu người dùng cuối năm ngoái, ứng dụng Zoom hiện có tới 200 triệu người dùng mỗi ngày. Nhưng những ngày qua, nhiều lỗ hổng bảo mật của Zoom đã dần bị lộ ra.
Nhiều báo cáo xuất hiện vào tuần trước về vấn đề bảo mật dữ liệu của công ty và làm giảm sự quan tâm của nhà đầu tư, thổi bay sự hiệu quả của hơn một phần ba giá trị thị trường của công ty từ mức cao kỷ lục trước đây.
Zoom trở thành cái tên được nhắc tới nhiều trong thế giới công nghệ mùa COVID-19. (Nguồn: threatpost.com) |
Ít nhất hai luật sư của một tiểu bang Hoa Kỳ đã tìm kiếm thông tin từ Zoom sau khi các báo cáo nêu lên mối lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật của ứng dụng này. Một số trường học tại Mỹ đã cấm dùng ứng dụng cho các bài học trực tuyến vì mối lo ngại về bảo mật ngày càng tăng. Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục Thành phố New York, NY (Mỹ) cho biết giáo viên nên làm việc thông qua ứng dụng Teams (Microsoft) để thay thế.
Theo Bloomberg, tại Đài Loan, chính quyền, các doanh nghiệp của nước này đã sử dụng Zoom để tiến hành các cuộc họp từ xa ở thời điểm “giãn cách xã hội” trong đại dịch COVID-19. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu an ninh mạng đã cảnh báo rằng các lỗ hổng bảo mật trong phần mềm Zoom có thể cho phép tin tặc nghe lén các cuộc họp hoặc thậm chí truy cập các tập tin.
Sự cố bảo mật mới nhất mà Zoom gặp phải này đã khiến không ít cơ quan, chính phủ lo ngại, trong đó có chính quyền Đài Loan. Bởi với Đài Loan, bất kỳ dữ liệu chính thức nào được chuyển qua Trung Quốc đều gây rủi ro lớn cho vùng lãnh thổ này.
Bên cạnh Đài Loan, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), Bộ Ngoại giao Đức...cũng đã cấm nhân viên không được sử dụng Zoom sau khi Văn phòng Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tại Boston hôm 30/3.
Google là công ty mới nhất cấm sử dụng ứng dụng hội nghị truyền hình Zoom vì lý do bảo mật, sau khi gửi email về lệnh cấm sử dụng Zoom vào tuần trước và cho các nhân viên đã cài đặt ứng dụng trên thiết bị của công ty.
Không chỉ có các quốc gia trên thế giới "cấm cửa" ứng dụng này, mà ngay chính những cổ đông của mình kiện tập thể, với cáo buộc công ty không tiết lộ các vấn đề về quyền riêng tư và bảo mật trên nền tảng này.
Vụ kiện do nhà đầu tư Michael Drieu đệ trình lên Tòa án Quận Bắc California tuyên bố rằng những lo ngại về lỗ hổng bảo mật và quyền riêng tư của Zoom đã đánh vào giá cổ phiếu của công ty. Cổ phiếu Zoom đã giảm trong phiên gần đây, nhưng vẫn tăng 67% kể từ đầu năm.
Vào tuần trước, Giám đốc điều hành của Zoom, Eric Yuan, đã xin lỗi và thừa nhận các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư và bảo mật tồn tại trong ứng dụng này.
Advertisement
Advertisement