Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao VNF nhận án phạt cảnh cáo?

Doanh nghiệp

01/04/2020 11:19

Vừa mới gia nhập thị trường, CTCP Giao dịch hàng hóa (VNF) nhận án phạt cảnh cáo và tạm dừng mở tài khoản giao dịch trong thời hạn 10 ngày.

Mới đây, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) thông báo quyết định xử phạt đối với Công ty VNF (thành viên kinh doanh có mã số 010) bằng hình thức cảnh cáo, buộc phải tạm dừng mở tài khoản giao dịch mới từ ngày 12/3 đến hết ngày 25/3/2020.

VNF được thành lập vào tháng 11/2019, trụ sở tại quận 1, TP.HCM. Theo quảng bá của VNF, Công ty định hướng trở thành thành viên kinh doanh dẫn đầu về thị phần môi giới trên thị trường hàng hóa phái sinh, cung cấp dịch vụ môi giới, nghiên cứu, quản lý rủi ro cho khách hàng tổ chức và cá nhân.

Vì sao vừa gia nhập thị trường được 4 tháng, VNF đã nhận mức phạt từ cơ quan chủ quản?

Ảnh Shutterstock.
Ảnh Shutterstock.

Trả lời phỏng vấn trên Báo Ðầu tư Chứng khoán, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phó giám đốc Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam cho biết, thông qua công tác giám sát từ xa, MXV nhận thấy thành viên VNF có biểu hiện vi phạm Quy chế thành viên nên Sở đã lập đoàn kiểm tra bất thường để thanh tra hoạt động của VNF.

Thực tế kiểm tra cho thấy, VNF có một số sai phạm, chủ yếu liên quan đến quy định về sử dụng logo, thương hiệu của MXV.

Cụ thể, VNF chưa có logo và hình ảnh của MXV tại trụ sở. VNF là chủ sở hữu của website taichinhhomnay.vn, tuy nhiên không báo cáo, đăng ký, thông báo cho Sở về việc mở, hoạt động hay nội dung của trang web này. Mặt khác, VNF không đăng ký về việc chạy quảng cáo giao dịch hàng hóa trên trang web này.

Ðoàn kiểm tra kết luận, VNF phải khắc phục các sai phạm trên trong vòng 72 giờ, đồng thời ra quyết định xử phạt.

“Ðến ngày 17/3/2020, VNF có công văn về việc khắc phục lỗi vi phạm và xét thực tế khắc phục lỗi của VNF, do đó, Sở đã cho phép thành viên này được mở tài khoản giao dịch mới từ ngày 18/3/2020”, đại diện MXV nói thêm.

Hiện MXV có 15 thành viên tham gia với tư cách là thành viên môi giới và kinh doanh với khung pháp lý là Nghị định 158/2006/NÐ-CP ngày 28/12/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa và Nghị định 51/2018/NÐ-CP ngày 9/4/2018 sửa đổi Nghị định 158/2006/NÐ-CP. Tuy nhiên, dư luận cũng quan tâm, để khắc phục tình trạng như trên, MXV sẽ lường trước những rủi ro như thế nào về việc quản lý các thành viên trên thị trường?

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh cho rằng, qua thực tế hoạt động và từ các bài học, lỗ hổng trên thị trường tài chính, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam đã đưa thêm các quy định từ khâu cấp phép đến việc quản lý, giám sát thành viên như bổ sung các điều kiện về báo cáo kiểm toán vốn, lý lịch tư pháp của người đại diện và kế toán trưởng, số lượng nhân sự được đào tạo về giao dịch hàng hóa.

Mặt khác, các thành viên phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, sở giao dịch hàng hóa ở nước ngoài mà MXV đã liên thông; đồng thời tuân thủ chế độ báo cáo định kỳ và bất thường khi có sự thay đổi cơ cấu cổ đông, người đại diện pháp luật, địa chỉ…

Hiện nay, Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam là tổ chức duy nhất hoạt động trong lĩnh vực giao dịch hàng hóa theo giấy phép do Bộ Công thương cấp ngày 1/9/2010. Sở cung ứng các giao dịch hàng hoá kỳ hạn và vật chất cho các cá nhân và tổ chức có đăng ký kinh doanh phù hợp pháp luật Việt Nam.

Ðến năm 2018, khi Nghị định 51 có hiệu lực thì MXV chính thức được phép liên thông với các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới như CME, CBOT, ICE, LME, TOCOM, SHFE… với các mặt hàng nông sản (đậu tương, lúa mỳ, dầu đậu tương, ngô), nguyên vật liệu công nghệ (cao su, bông, ca cao, cafe, đường) và các mặt hàng kim loại (quặng sắt, đồng bạc, bạch kim).

Theo đại diện MXV, hàng hóa giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hoá được tiêu chuẩn hóa, từ đó, giúp cho người sản xuất khi giao dịch mua bán hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn về mặt thời gian, chi phí, cũng như đảm bảo giá cả luôn ở mức cạnh tranh, không bị ép giá khi tiến hành giao thương quốc tế.

Với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bằng việc tham gia giao dịch hàng hóa kỳ hạn trên Sở Giao dịch hàng hóa, doanh nghiệp có thêm công cụ phòng ngừa rủi ro về giá (hedging), đảm bảo tỷ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp.

HÀ LINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement