Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao Vingroup xem xét niêm yết VinFast tại Mỹ thông qua sáp nhập?

Doanh nghiệp

14/04/2021 16:19

Sau khi Grab tuyên bố sẽ niêm yết tại Mỹ thông qua một thỏa thuận sáp nhập với SPAC, Vingroup cho biết cũng có thể cân nhắc hình thức này với VinFast.

Ngày 14/4, Vingroup tuyên bố: “Vingroup muốn làm rõ rằng công ty thường xuyên xem xét các lựa chọn để huy động vốn và đầu tư cho VinFast. Điển hình là những cơ hội huy động vốn như đầu tư vốn trực tiếp vào công ty, phát hành cổ phiếu mới, sáp nhập với công ty mua lại mục đích đặc biệt, hoặc các giao dịch khác”.

“Công ty mua lại mục đích đặc biệt” (Special purpose acquisition company - SPAC) cũng là cụm từ được Grab nhắc đến trong thông báo về kế hoạch IPO tại Mỹ với kỳ vọng huy động hơn 4 tỷ USD và đạt định giá 39,6 tỷ USD. Theo dự kiến, Grab sẽ niêm yết thông qua thỏa thuận sáp nhập với SPAC có tên Altimeter Growth, do hãng Altimeter Capital Management ở Thung lũng Silicon hậu thuẫn.

Trên thực tế, IPO thông qua SPAC đang là xu thế tại Phố Wall. Thống kê của Bloomberg cho thấy hơn 550 SPAC nộp đơn xin IPO tại các sàn chứng khoán Mỹ từ đầu năm đến nay, đặt mục tiêu huy động tổng cộng 162 tỷ USD, vượt con số tổng của toàn bộ năm 2020.

VinFast niem yet tai My anh 1
Bên trong nhà máy VinFast ở Cát Hải (Hải Phòng). Ảnh: Hoàng Hà.

Cơn sốt tại Mỹ

Về bản chất, SPAC là một công ty séc khống hay công ty rỗng (công ty mới thành lập, không có kế hoạch hay mục tiêu kinh doanh cụ thể). Một hoặc một nhóm nhà đầu tư lập ra SPAC, niêm yết nó trên sàn chứng khoán và huy động lượng tiền mặt lớn, sau đó dùng số tiền này để mua một startup có tiềm năng.

Nếu không tìm mua được startup trong vòng 2 năm, nhà đầu tư (hay còn gọi là nhà tài trợ) sẽ giải thể, và trả lại tiền cho các cổ đông. Ngược lại, nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ, SPAC sẽ mua lại hoặc sáp nhập với startup và thực thể kết hợp sẽ được niêm yết trên sàn chứng khoán.

Trên thực tế, mô hình IPO thông qua SPAC đã tồn tại nhiều năm ở Phố Wall, nhưng trở thành “cơn sốt” trong hai năm trở lại đây. Năm 2019, hãng Virgin Galactic của tỷ phú Richard Branson IPO thông qua việc sáp nhập với một SPAC đặt trụ sở tại Quần đảo Cayman. Năm ngoái, hãng cá cược DraftKings cũng IPO bằng phương thức tương tự.

Trước đây, nhiều người cho rằng chỉ các công ty không được những đại gia Phố Wall chống lưng mới IPO thông qua SPAC. Tuy nhiên, ngày càng nhiều startup lớn chọn phương thức này. Các công ty sử dụng SPAC thường huy động được nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư tổ chức, thông qua thỏa thuận đầu tư tư nhân vào vốn cổ phần công cộng (PIPE).

VinFast niem yet tai My anh 2
Tỷ phú Richard Branson tại Sàn giao dịch New York hồi tháng 10/2019, khi cổ phiếu Virgin Galactic được niêm yết. Ảnh: AFP.

Tuy nhiên, nhiều công ty tư nhân quy mô nhỏ - đặc biệt trong những lĩnh vực mới nổi như xe điện và tiền mã hóa - ưa thích sử dụng SPAC. Bởi việc sáp nhập với SPAC giúp công ty lên sàn và huy động vốn rất nhanh.

Do SPAC không có hoạt động, việc chuẩn bị cáo bạch và báo cáo tài chính chỉ tốn vài tuần so với quy trình vài tháng của một IPO thông thường. Ngoài ra, việc sử dụng SPAC cũng giúp cắt giảm chi phí dành cho dịch vụ tư vấn của các ngân hàng đầu tư.

Những rủi ro nhất định

“Việc sử dụng SPAC có nhiều lợi thế, bao gồm khả năng niêm yết nhanh hơn. Đây là yếu tố quan trọng”, CNN dẫn lời ông Tyler Page, CEO Cipher Mining (một công ty Mỹ), cho biết. Cipher Mining có kế hoạch sáp nhập với một SPAC để lên sàn.

Dù vậy, IPO truyền thống vẫn là sự lựa chọn của nhiều công ty tư nhân. Đây là cách Airbnb, DoorDash và Bumble lên sàn tại Mỹ trong những tháng qua. Với phương thức IPO truyền thống, các công ty sẽ làm việc với những hãng tài chính hàng đầu Phố Wall, để định giá cổ phiếu hợp lý và tìm nhanh người mua.

Các ngân hàng đầu tư cũng sẽ hỗ trợ tối đa cho công ty IPO. Với việc công ty phải nộp nhiều báo cáo tài chính, cáo bạch rất cụ thể cho Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC), các nhà đầu tư tiềm năng sẽ có nhiều thời gian nghiên cứu sức khỏe tài chính của công ty trước khi quyết định có mua cổ phiếu hay không.

Lợi nhuận bình quân của các thương vụ sáp nhập SPAC thấp hơn các thương vụ IPO truyền thống

Renaissance Capital

Đồng thời, việc sử dụng SPAC có một số rủi ro nhất định. Theo Bloomberg, SEC đang đưa ra hướng dẫn mới, xác định chứng quyền (loại chứng khoán cho phép người nắm giữ có thể mua được cổ phần của công ty phát hành ra nó với giá xác định trong một khoảng thời gian nhất định) có thể không được coi là công cụ vốn và có thể sẽ bị kiểm soát.

Đây được xem là biện pháp siết chặt kiểm soát thị trường SPAC. Trước đó, SEC cũng nhiều lần cảnh báo rằng giới đầu tư không được thông báo đầy đủ về những rủi ro liên quan đến các công ty séc khống. Nhà đầu tư có thể không nắm rõ được những gì sẽ diễn ra tiếp theo sau khi SPAC niêm yết.

Theo hãng Dupont Capital, một số SPAC “tô hồng” tiềm năng của công ty muốn niêm yết, bằng dự báo doanh thu sẽ tăng vọt dù kết quả thực tế trong nhiều năm không cao. Hồi tháng 10/2020, hãng Renaissance Capital thống kê và xác định từ năm 2015 đến 2020, lợi nhuận bình quân của các thương vụ sáp nhập SPAC thấp hơn các thương vụ IPO truyền thống.

MINH PHỤNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement