09/03/2018 17:50
Vì sao Việt Nam được đánh giá được hưởng lợi lớn khi tham gia CPTPP?
Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực không phải chịu thuế, những ngành chịu áp lực cạnh tranh cao lại không phải xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay sau khi ký CPTPP…
Đó được xem như những lợi thế lớn nhất khi Việt Nam ký kết Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Chile vào sáng sớm nay 9/3.
DN và người tiêu dùng hưởng lợi
Trước khi Hiệp định này được ký kết ít ngày, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh liệt kê những lĩnh vực, ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất và trực tiếp từ CPTPP là có thể kể đến như: Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, đồ uống, bánh kẹo, thuốc lá, rượu bia… Vậy lợi ích những ngành này được hưởng ra sao?
Theo cam kết thuế quan của Việt Nam cho một số sản phẩm nhập từ các nước trong CPTPP trong lĩnh vực công nghiệp nhóm hàng dệt may, giày dép sẽ được xóa bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực. Nhựa, sản phẩm từ nhựa, hóa chất, giấy, đồ gỗ, máy móc, thiết bị… phần lớn cũng được xóa bỏ thuế ngay lập tức, số ít sẽ xóa bỏ sau 4 năm nữa.
Dệt may, da giày… xuất vào các nước Canada Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia sẽ được xóa bỏ thuế. Trái lại, các sản phẩm dệt may, da giày từ những nước này vào VN cũng sẽ không phải chịu thuế. Phòng thương mại công nghiệp VN (VCCI) đánh giá, người hưởng lợi không chỉ là DN xuất khẩu mà còn là đại phộ phận người tiêu dùng trong nước. Vì họ có cơ hội tiếp cận những sản phẩm dệt may, da giày có thương hiệu từ các nước phát triển với giá cả thấp hơn.
Không chỉ DN xuất khẩu hưởng lợi mà người tiêu dùng trong nước cũng có hưởng lợi từ nguồn hàng chất lượng cao với giá cả phải chăng đến từ các nước trong CPTTPP. |
Trong khi đó, những ngành được xem là yếu thế, khó có sức cạnh tranh như rượu bia, ô tô, sắt thép… thì vẫn duy trì thuế ít nhất là 03 năm nữa. Cụ thể, theo như cam kết trong TPP trước đây, chỉ có rượu sake được xóa bỏ thuế sớm nhất nhưng cũng sau ba năm nữa, còn hầu hết các loại rượu khác cùng nhóm hàng sắt thép, xăng dầu được xóa bỏ thuế sau 11 năm.
Ngành hàng ô tô cũng chỉ được xóa bỏ thuế quan vào năm thứ 13 sau khi hiệp định được ký kết, riêng ô tô con có dung tích xi lanh từ 3.000cc trở lên thời gian xóa bỏ thuế ngắn hơn, chỉ khoảng 10 năm nữa. Cam kết của VN trong hiệp định này với mặt hàng ô tô cũ được nhập theo hạn ngạch, ban đầu chỉ có 66 chiếc/năm, tăng dần theo các năm và đạt mức 150 chiếc kể từ năm thứ 16, khi thuế nhập mặt hàng này về 0%. Điều này cũng có thể tạo điều kiện cho các nhà sản xuất ô tô trong nước chuyển mình.
Ngành yếu thế thế có thời gian chuẩn bị
Với mỗi loại hàng hóa, VN có những ưu đãi thuế quan khác nhau cho tất cả các DN tại các quốc gia tham gia CPTPP muốn xuất vào VN. Trong đó có 65,8% số dòng thuế sẽ được loại bỏ (thuế suất 0%) ngay khi hiệp định có hiệu lực; 86,5% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 4 kể từ khi hiệp định có hiệu lực và 97,8% số sòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 11 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Theo nguyên tắc trong cam kết về ưu đãi thuế quan của CPTPP, các nước sẽ xóa bỏ thuế quan cho hàng hóa VN nhưng không phải là xóa bỏ toàn bộ ngay lập tức, một số nước vẫn giữ thuế hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với một số sản phẩm mà họ cho là nhạy cảm với hàng sản xuất trong nước của họ.
Chỉ có khoảng 78-95% số dòng thuế được xóa bỏ ngay sau khi hiệp định có hiệu lực. Đến cuối lộ trình sẽ xóa bỏ 97-100% các dòng thuế trong biểu thuế của các nước trong CPTPP. Tuy nhiên, có khoảng 70 nhóm hàng là nguyên liệu thuộc nhóm khoáng sản (cát, đá phiên, đá làm tượng hoặc xây dựng, quặng…); nhóm quạng (đồng, cô ban, nhôm, chì, kẽm…); nhóm than (than đá, than non, than bùn, dầu thô); nhóm vàng việc xóa bỏ thuế xuất khẩu hay tiếp tục áp thuế sẽ do nhà nước quyết định khi hết lộ trình xóa bỏ thuế theo cam kết.
DN có thể áp dụng nhiều hiệp định
Trước khi CPTPP được ký kết VN đã có rất nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các thành viên khác trong CPTPP, trong đó có cả song phương (FTA với Nhật hay Chile), đa phương giữa ASEAN với Nhật... Hiện không ít DN lo ngại có những chồng chéo trong các điều khoản ở các thị trường có nhiều FTA. Trong đó có thể không tránh khỏi có những điều khoản mâu thuẫn với những thỏa thuận trong CPTPP.
Các chuyên gia thuộc phòng thương mại công nghiệp VN (VCCI) cho rằng, các FTA đã ký phần lớn chỉ tập trung vào việc mở cửa thị trường hàng hóa, trong đó VN và các nước ký két cam kết dành ưu đãi thuế quan cho hàng hóa của nhau. Do đó, nếu ở cùng một thị trường có cả FAT và CPTPP liên quan đến xuất khẩu, DN có thể xem xét FTA hay CPTPP có lợi cho hàng hóa của mình để lựa chọn.
Các DN xuất khẩu có thể chọn FTA hay CPTPP khi xuất khẩu hàng hóa vào các nước trong CPTPP. |
Chẳng hạn, khi DN xuất hàng hóa đi Nhật, ở thịt trường này DN sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan từ khá nhiều hiệp định, ví như FTA giữa ASEAN – Nhật Bản; FTA Việt Nam - Nhật Bản và tới đây là CPTPP. Mỗi FTA sẽ có mức ưu đãi thuế quan khác nhau, quy tắc xuất xứ riên. DN sẽ phải tìm hiểu cả ba FTA này để lựa chọn áp dụng FTA nào mà hàng hóa của mình xuất sang đáp ứng được các quy tắc xuất xứ và được hưởng mức thuế quan thấp nhất. Ngoài racơ chế giải quyết bất đồng được quy định trong CPTPP chủ yếu là hình thức tham vấn lẫn nhau để cùng tìm ra giải pháp thích hợp nên cởi mở hơn những hiệp định tự do thương mại trước đây.
Tuy nhiên, VCCI cũng cảnh bảo, việc thực thi các cơ chế trong CPTPP đa dạng và chặt chẽ hơn WTO, điều này tác động hai mặt đến DN. Về mặt tích cực, các DN phát hiện ra một nước nào trong hiệp định không thực hiện đúng cam kết, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình có thể thông báo cho cơ quan liên quan thuộc chính phủ VN để cơ quan này xem xét và lựa chọn công cụ can thiệp, bảo vệ lợi ích DN. Mặt khác các DN sẽ không thể trong chờ Chính phủ bỏ qua hoặc trì hoãn một cam kết nào đó trong CPTTP để mang lại lợi ích cho DN như trước nay.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp