05/06/2020 00:22
Vì sao Trung Quốc bất ngờ quan tâm CPTPP?
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết nước này sẵn sàng xem xét tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Trung Quốc một lần nữa ngõ ý sẵn sàng tham gia hiệp định thương mại gồm thành viên là 11 quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương. Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Trung – Mỹ leo thang, theo South China Morning Port.
Hôm thứ Năm tuần trước, ông Lý Khắc Cường nói rằng Trung Quốc sẵn sàng xem xét tham gia CPTPP. Hiệp định thương mại này được ký kết sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận tiền thân của nó là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ký kết hồi tháng 1/2017.
Cơ hội để Trung Quốc tham gia CPTPP không nhiều. |
CPTPP là một thỏa thuận thương mại được ký vào tháng 3/2018, gồm các quốc gia thành viên là Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
Tuy nhiên, theo South China Morning Port, khả năng tham gia CPTPP của Trung Quốc luôn được xem là khá mong manh. Nguyên nhân chủ yếu là Bắc Kinh khó đáp ứng một số yêu cầu của hiệp định, bao gồm tự do thông tin và tiêu chuẩn lao động tối thiểu.
Mặc dù cơ hội khá nhỏ, nhưng Trung Quốc vẫn muốn tham gia CPTPP vì đang đứng trước tình huống khẩn cấp. Việc Bắc Kinh muốn tham gia hiệp ước thương mại khu vực được cho là một giải pháp phá thế cờ cô lập do Mỹ áp đặt.
Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama đã thúc đẩy mạnh mẽ việc xúc tiến TPP. Ông xem thương mại tự do khu vực Thái Bình Dương là một đối trọng trước ảnh hưởng ngày càng tăng của mô hình kinh tế kế hoạch tập trung của Trung Quốc.
TPP là nỗ lực của Mỹ nhằm liên kết với các đối tác thương mại nhằm làm giảm vai trò của Trung Quốc trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi hiệp định này ngay sau khi ông vào Nhà Trắng. Ông Trump gọi đó là một “thỏa thuận rất tệ đối với Mỹ”.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang thúc đẩy một sáng kiến kinh tế khác gọi là Mạng lưới Kinh tế Thịnh vượng, nhằm loại bỏ (hoặc hạn chế) sự tham gia của Trung Quốc vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đồng thời, đó được xem là một cách mà Mỹ trừng phạt Trung Quốc do để virus corona bùng phát thành đại dịch toàn cầu. Mạng lưới này bao gồm các đối tác thương mại là Nhật Bản, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Hàn Quốc và Việt Nam. Nhiều nhà phân tích đồng ý rằng, quyết định rút Mỹ khỏi TPP là một món quà chiến lược của ông Trump dành cho Bắc Kinh.
Việc Ấn Độ rút khỏi RCEP là một đòn đau đối với Trung Quốc. |
Trung Quốc từng đặt hy vọng vào một thỏa thuận thương mại khu vực lớn hơn và là đối trọng của CPTPP. Đó là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Tuy nhiên, những bất đồng liên tục đã gây khó khăn cho các cuộc đàm phán, ngay cả khi các điều khoản của thỏa thuận đã được cắt giảm.
Tháng 11/2019, Ấn Độ đã chính thức tuyên bố rút khỏi RCEP. Động thái này của Ấn Độ được đánh giá là “để lại nhiều hệ lụy” cho RCEP. Trung Quốc hy vọng RCEP có thể được ký kết vào cuối năm nay, mặc dù thời hạn hoàn thành đã bị trì hoãn nhiều lần.
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement