Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao trẻ hay nói dối?

Sức khỏe

07/10/2017 03:50

Hầu như không có ai chưa từng nói dối. Chúng ta gặp những người như vậy hằng ngày nhưng sẽ ra sao khi người nói dối ấy là con bạn?

Trẻ biết trước hậu quả: Thường thì trẻ em nói dối bởi chúng biết nếu nói thật sẽ bị phạt. Vì thế, cha mẹ nên giáo dục bằng cách giảm bớt mức độ hình phạt để trẻ không quá sợ hãi khi nói thật.
Trẻ không muốn làm bạn buồn: Đôi khi phản ứng tiêu cực của bạn khiến con không dám nói ra sự thật vì sợ bạn sẽ buồn. Chúng làm điều ấy xuất phát từ tình yêu nhưng bạn cần điều chỉnh thái độ và cảm xúc của mình để khuyến khích con nói thật.
Trẻ nghĩ rằng mình không nói dối mà chỉ đang mơ mộng: Đôi khi trẻ sẽ kể những câu chuyện do chúng tưởng tượng ra chẳng hạn như có một cuộc phiêu lưu tuyệt vời hay những người anh em thú vị. Bạn không cần nghiêm trọng hóa vấn đề vì khi trẻ trưởng thành những điều như vậy sẽ chấm dứt.
Trẻ nói dối bởi chúng không nhớ rõ: Có những trường hợp trẻ nói dối không phải do cố tình mà do con nhớ nhầm và tin chắc sự nhầm lẫn ấy là sự thật. Cha mẹ không nên quá lo lắng về những lời nói dối ấy mà hãy kiên nhẫn giải thích cho con hiểu mọi việc.
Trẻ nghĩ nói dối là lịch sự: Một vài trẻ nghĩ rằng nói dối là đúng chẳng hạn như: con nói rằng mình hạnh phúc khi đi đôi tất bà đã đan dù trong lòng không thích món quà ấy. Điều này tùy vào việc dạy con cách cư xử trong cuộc sống của mỗi cha mẹ.
Những câu hỏi đã lập trình sẵn câu trả lời: Cha mẹ thường hỏi con câu hỏi mà chúng chỉ có duy nhất một lựa chọn trả lời. Chẳng hạn như bạn hỏi con “Có ngon không?” trong khi rõ ràng thấy con không muốn ăn. Vì thế, nếu bạn không muốn trẻ nói dối hãy hỏi con rằng: “Con muốn ăn gì bây giờ nào?” và cho trẻ có cơ hội để lựa chọn.
Trẻ sợ mình sẽ trở thành kẻ xấu: Trẻ sợ nói thật về những điều không tốt bởi chúng nghĩ rằng chỉ những kẻ xấu trong truyện mới làm vậy. Cha mẹ hãy giải thích để con hiểu rằng người tốt cũng có khi mắc sai lầm và điều phân biệt họ với những kẻ xấu là khi họ dám đứng ra nhận trách nhiệm về hành động của mình.
Chúng ta đều nói dối với nhau: Một đứa trẻ sẽ bắt chước mọi thứ từ cha mẹ. Sống trong một môi trường toàn những lời nói dối, trẻ cũng sẽ không thành thật. Giải pháp cho vấn đề này vừa khó mà cũng vừa dễ. Đó là trước tiên cha mẹ cần thành thật hơn với chính bản thân mình.
Trẻ nghĩ mình thật ngớ ngẩn: Nếu bạn cứ la mắng hay đổ lỗi cho con, trẻ sẽ không muốn học những điều hay lẽ phải bao gồm cả việc nói thật. Vì thế, cha mẹ hãy đặt mình vào vị trí của con và trò chuyện với chúng, giải thích cho con điều gì là sai trái và tầm quan trọng của sự thật.
KIỀU ANH (VOV)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement