Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao Saudi Arabia vẫn chưa chịu bắt tay với Mỹ để 'hạ nhiệt' giá dầu?

Phân tích

21/03/2022 14:09

Mối quan hệ căng thẳng giữa Saudi Arabia và Mỹ đang làm phức tạp thêm nỗ lực của chính quyền Biden nhằm thuyết phục Riyadh đẩy mạnh sản xuất dầu - điều này có thể giúp người tiêu dùng giảm nhẹ chi tiêu trong bối cảnh giá dầu tăng cao do cuộc chiến của Nga ở Ukraina.
news

Chính phủ Mỹ đã không còn thân thiện với chính quyền Riyadh kể từ vụ nhà báo Jamal Khashoggi của Washington Post bị giết chết trong Lãnh sự quán Saudi Arabia Istanbul vào năm 2018.

Hồ sơ nhân quyền của Saudi Arabia và căng thẳng về cuộc nội chiến ở Yemen là 2 vấn đề đã dẫn đến sự chỉ trích của lưỡng đảng từ Quốc hội và điều này đã đặt chính quyền của TT Biden vào một tình thế khó khăn trong việc thuyết phục Saudia Arabia và UAE tăng sản lượng dầu.

2_12_27_07_us_1_h-ight_405_w-idth_600.jpg
Vì sao Saudi Arabia vẫn chưa chịu bắt tay với Mỹ để 'hạ nhiệt' giá dầu?

“Tôi không thích việc chúng ta phải yêu cầu Saudia Arabia sản xuất nhiều dầu hơn,” Hạ nghị sĩ. Tom Malinowski (D-N.J.), người từng là quan chức nhân quyền hàng đầu trong chính quyền Obama, nói với các phóng viên trong tuần này.

Sự kiểm soát của Saudia Arabia đối với dự trữ dầu chiến lược có thể buộc chính quyền Biden - vốn đang chịu áp lực trước đợt bầu cử giữa nhiệm kỳ để cung cấp một số hỗ trợ cho người tiêu dùng trong bối cảnh lạm phát và giá khí đốt cao - phải đánh giá lại chiến lược của mình đối với Riyadh.

Tổng thống Biden đã tìm cách xem xét mối quan hệ trên cơ sở tập trung vào các lợi ích an ninh chung và nhu cầu năng lượng, đồng thời nêu lên lo ngại về hồ sơ nhân quyền của Riyadh.

Điều này là sự đảo ngược rõ rệt so với các mối quan hệ cá nhân, thân thiện quá mức của chính quyền Trump với Riyadh và sự ủng hộ cụ thể của Mỹ cho các cuộc tấn công do Saudi Arabia dẫn đầu tại Yemen.

Tuy nhiên, chiến lược của Biden giờ đây dường như đã đặt chính quyền vào thế bất lợi trong thời điểm hiện tại.

Thái tử Mohammed bin Salman, người được đang điều hành Saudia Arabia trên thực tế, được cho là đã từ chối cuộc gọi từ TT Biden trong những ngày đầu Nga xâm lược Ukraina.

Nhà Trắng đã bác bỏ báo cáo của The Wall Street Journal và thư ký báo chí Nhà Trăng Jen Psaki gọi thông tin đó là "không chính xác".

Giá xăng dầu tăng cao do cuộc tấn công của Nga vào Ukraina đã đặt Saudi Arabia và UAE vào vị trí quyền lực chiến lược với tư cách là thành viên của OPEC , nhóm các quốc gia sản xuất dầu chính.

Saudi Arabia và UAE có thể bổ sung thêm dầu do các nước này có số lượng dự phòng có thể đưa ra thị trường một cách nhanh nhất và có thể duy trì được một khoảng thời gian.

53103567_403.jpg
Gia dầu tăng mạnh do cuộc chiến ở Ukraina.

Tuy nhiên, Riyadh và Abu Dhabi đã từ chối các lời kêu gọi tăng nguồn cung – đây là một phần của các thỏa thuận đạt được với Nga để hai quốc gia này củng cố nền kinh tế của mình - theo Hussein Ibish, một học giả làm việc tại Viện các quốc gia vùng Vịnh - Arab ở Washington.

Ông viết trong một bài báo gần đây rằng, Saudia Arabi và UAE đang dựa vào một thỏa thuận sản xuất dầu của OPEC với Nga để làm nền tảng cho kế hoạch chuyển đổi kinh tế và phát triển quốc gia.

Saudi Arabia và UAE cũng đã chống lại việc đưa ra những tuyên bố thẳng thừng lên án sự xâm lược của Nga. Thay vào đó, các quan chức hàng đầu của họ đã quay sang chỉ trích Hoa Kỳ

Thái tử Mohammed - người mà tình báo Hoa Kỳ Tình cho rằng đã chấp thuận một âm mưu “bắt hoặc giết” nhà báo Khashoggi - cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào tháng này trên The Atlantic rằng, ông “chỉ đơn giản là” không quan tâm đến việc TT Biden nghĩ gì về mình và gợi ý rằng việc Hoa Kỳ xa lánh chế độ quân chủ của Saudia Arabia sẽ khiến tổng thống bị tổn thương.

Các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ đến thăm Riyadh lần cuối vào hôm 17/2 trong một nỗ lực nhằm đề nghị Saudia Arabia tăng sản lượng dầu trước cuộc xâm lược của Nga. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ned Price cho biết trong tuần này rằng "chúng tôi liên lạc với các đối tác Saudi Arabia hàng ngày".

Mặc dù vậy, cả Saudia Arabia và UAE dường như vẫn còn nhiều bất đồng với chính quyền TT Biden.

Đại sứ UAE tại Hoa Kỳ Yousef Al Otaiba được báo cáo trong tháng này rằng Washington và Abu Dhabi đang trải qua một "bài kiểm tra căng thẳng".

"Nhưng tôi tin tưởng rằng chúng tôi sẽ thoát khỏi nó và sẽ đến một nơi tốt hơn", ông nói trong một hội nghị quốc phòng ở Abu Dhabi.

UAE đang chờ đợi chính quyền Mỹ phê duyệt việc giao máy bay chiến đấu F-35 cho nước này và cũng đã thúc ép TT Biden tái xác định lực lượng ly khai Houthi của Yemen thành một tổ chức khủng bố nước ngoài.

TT Biden đã nói rằng ông đang xem xét đưa nhóm này vào danh sách các tổ chức khủng bố, nhưng các nhóm nhân quyền và các nhà lập pháp đảng Dân chủ đã cảnh báo rằng sẽ làm hạn chế các hoạt động nhân đạo tại Yemen.

Katherine Bauer, một thành viên tại Viện Washington về Chính sách Cận Đông và là một cựu quan chức Bộ Tài chính từng phục vụ tại Israel và Vùng Vịnh, cho biết những căng thẳng cụ thể giữa Hoa Kỳ và các quốc gia vùng Vịnh là một phần liên quan đến việc Mỹ rút lui khỏi khu vực.

pic0eea476f8fb1162db28d8ecc291843c9.jpg
Quan hệ giữ Saudia Arabia với Mỹ không được nồng ấm là nguyên nhân khiến nước này không đồng ý tăng sản lượng.

Nhưng đối với một số người, việc quan hệ với Vùng Vịnh ấm lên để đổi lấy sản lượng dầu cũng giống như việc chấp nhận cho Nga xuất khẩu năng lượng vì cả hai đều phải chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền.

TT Biden trong tháng đầu tiên nắm quyền đã kết thúc hỗ trợ quân sự cho các hoạt động tấn công của Saudia Arabia vào Yemen, nơi các nhóm nhân quyền đã ghi nhận hàng nghìn dân thường thương vong do các cuộc không kích do Saudi Arabia dẫn đầu, điều đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất trên thế giới.

William Hartung, một nhà nghiên cứu cấp cao của Viện nghiên cứu Statecraft tại Quincy cho biết: “Tôi nghĩ những gì người Saudi Arabia đã làm ở Yemen thực sự tồi tệ hơn, nhưng nó ít được chú ý hơn”.

Mặc dù vậy, các đảng viên Cộng hòa đã coi việc đổ lỗi cho TT Biden về việc giá khí đốt tăng cao là một chiến lược tấn công quan trọng.

Các yếu tố quốc tế, chứ không phải chính sách TT Biden, là nguyên nhân chính dẫn đến giá cao.

Cả Đảng Cộng hòa và một số quan chức chính quyền cũng đã thúc đẩy thêm Hoa Kỳ tăng cường khai thác thêm dầu.

“Chúng ta đang trong tình trạng chiến tranh, chúng ta đang trong tình trạng khẩn cấp và chúng ta phải tăng nguồn cung ngắn hạn một cách có trách nhiệm”, Bộ trưởng Năng lượng Bộ trưởng Năng lượng Jennifer Granholm cho biết tại một hội nghị trong tháng này.

Đó cũng là lập luận của một số đồng minh của Mỹ ở châu Âu, bao gồm cả Hy Lạp.

"Tôi không nghĩ rằng chúng ta nên dựa vào Nga hoặc các nước vùng Vịnh để nhập khẩu dầu, chúng ta chắc chắn nên xem Mỹ là một lựa chọn", Thứ trưởng Ngoại giao Hy Lạp Varvitsiotis Miltiadis nói với The Hill trong một cuộc phỏng vấn tại Washington tuần này.

“Chúng tôi phải phát triển các nguồn năng lượng hữu hình và gần gũi với chúng tôi để làm cho hệ thống ổn định hơn,” ông nói thêm.

Kurt Volker, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại NATO cho biết, chính quyền đang theo đuổi chiến lược đúng đắn bằng cách tìm đến các nước vùng Vịnh để bù đắp sự thiếu hụt năng lượng do cuộc xâm lược của Nga. Ông lập luận rằng , Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh nên ủng hộ hướng đi của TT Biden và cấm dầu khí của Nga.

“Tôi nghĩ đó là điều đúng đắn nên làm. Chúng ta nên nói chuyện với mọi người về thị trường dầu khí”, Volker nói.

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ