31/05/2019 00:43
Vì sao mụn thường xuyên “ghé thăm” vùng chữ T trên khuôn mặt?
Vùng chữ T nơi tập trung nhiều tuyến bã nhờn nhất trên khuôn mặt, sự bài tiết quá mức của các tuyến bã nhờn là nguyên nhân hình thành mụn.
Mụn trứng cá hay mụn nhọt được ví như “người bạn thân thiết” của khuôn mặt, bởi chúng thường xuyên quay lại và gắn bó với khuôn mặt, đặc biệt ở cằm và vùng chữ T. Vùng chữ T (bao gồm trán, mũi và cằm) là khu vực dễ bị nổi mụn hơn các bộ phận khác trên khuôn mặt bởi đây là nơi tập trung nhiều tuyến bã nhờn nhất. Tùy vào từng loại da mà chúng ta sẽ có những cách chăm sóc và điều trị mụn khác nhau. Hãy luôn nhớ rằng, mụn không loại trừ bất cứ ai, bất cứ loại da nào, kể cả da thường, da khô, da hỗn hợp hay da nhạy cảm.
Chia sẻ với Thehealthside, ông Navin Taneja, bác sĩ da liễu, bác sỹ thẩm mỹ và cũng là Giám đốc Viện chăm sóc da ở Delhi, cho hay các nguyên nhân cơ bản gây ra mụn, đặc biệt là vùng chữ T trên khuôn mặt, từ đó có những cách phòng tránh và biện pháp can thiệp kịp thời.
Giai đoạn dậy thì ở thanh thiếu niên
Ở lứa tuổi vị thanh niên, sự thay đổi về các hormone và tâm sinh lý là nguyên nhân dấn đến hiện tượng tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn trứng cá, mụn nhọt phát triển, đặc biệt xảy ra trên vùng chữ T. Bên cạnh đó, áp lực học tập, chu kỳ kinh nguyệt, sử dụng thuốc tránh thai không đúng cách, chưa có ý thức trong việc chăm sóc, bảo vệ cơ thể cũng là những lý do phổ biến gây mụn.
Không phải ngẫu nhiên mà mụn trứng cá chỉ mọc tập trung tại một số khu vực trên khuôn mặt. |
Vi khuẩn Propionibacterium acnes (P.acnes)
P.acnes là chủng vi khuẩn kỵ khí, phát triển trong môi trường oxy thấp. Khi da không được vệ sinh sạch sẽ, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh mẽ. Đặc biệt ở những nàng da dầu, tuyến bã nhờn tiết quá mức sẽ tích tụ trong lỗ chân lông, kết hợp với tế bào chết, vi khuẩn trên da làm bít lỗ chân lông. Đây là môi trường lý tưởng để vi khuẩn P.acnes sinh sôi. Chúng tạo ra các chất làm biến đổi cấu tạo của da, khiến da bị kích ứng, gây viêm và hình thành mụn.
Sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể
Khi nồng độ hóc môn trong cơ thể, điển hình là hóc môn androgen (hóc môn sinh dục nam) thay đổi sẽ làm nội tiết tố cũng thay đổi đột ngột, kéo theo sự xuất hiện của mụn, gọi chung là mụn nội tiết. Cụ thể, khi nồng độ hóc môn androgen tăng cao bất thường sẽ kích thích sự tăng trưởng tế bào da, các tuyến bã nhờn sẽ bài tiết chất nhờn nhiều hơn, khiến da không còn được bảo vệ tối ưu, mụn sẽ xâm nhập và phát triển.
Viêm da
Thật vậy, viêm da là chất xúc tác, môi trường lý tưởng cho mụn phát triển. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm da như do cơ địa, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, nặn mụn,… Viêm da gây sưng tấy, viêm đỏ, đau rát và làm tổn thương nhất định lên vùng da bị viêm. Nếu không được điều trị kịp thời, vệ sinh không đúng cách, da sẽ không còn sức đề kháng chống lại các vi khuẩn thường trú trên bề mặt da, tăng tiết bã nhờn, gây mụn.
Advertisement
Advertisement