Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao Hoa Sen từ bỏ siêu dự án thép Cà Ná hơn 10 tỷ USD?

Doanh nghiệp

28/07/2020 11:56

Tập đoàn Hoa Sen chính thức rút khỏi siêu dự án thép Cà Ná - Ninh Thuận sau bốn năm nằm yên trên giấy, lận đận về việc triển khai.

HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán: HSG) vừa ban hành nghị quyết về việc thông qua các chủ trương về một số công ty con và dự án Cảng tổng hợp quốc tế và Khu công nghiệp Hoa Sen Cà Ná.

Không bán lỗ siêu dự án thép Cà Ná

Cụ thể, tập đoàn của ông Lê Phước Vũ sẽ chuyển nhượng toàn bộ phần góp vốn, cổ phần tại Công ty TNHH MTV Cảng tổng hợp quốc tế Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận, chủ đầu tư của dự án Cảng biển tổng hợp Cà Ná và Công ty TNHH MTV Đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận, chủ đầu tư của dự án Đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Cà Ná.

HĐQT nhấn mạnh giá trị chuyển nhượng không được thấp hơn chi phí thực tế mà Hoa Sen đã góp vào các dự án, tính đến thời điểm thực hiện chuyển nhượng. Về đối tác chuyển nhượng, chính ông Lê Phước Vũ sẽ làm việc với các đối tác lớn, có năng lực tài chính đang triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.Theo báo cáo tài chính niên độ 2018-2019, Hoa Sen đã rót khoảng 10 tỷ đồng vào hai doanh nghiệp này.

Hoa Sen Cà Ná
Phối cảnh siêu dự án thép Hoa Sen Cà Ná rộng429,8 ha. Đồ hoạ: Hoa Sen Group

Song song đó, Tập đoàn Hoa Sen quyết định giải thể Công ty TNHH MTV Đầu tư KLH Luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận, Công ty TNHH MTV Năng lượng tái tạo Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận, Công ty TNHH MTV Xi măng Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận và Công ty CP Hoa Sen Quy Nhơn. Đây đều là những công ty con được thành lập để triển khai dự án Hoa Sen Cà Ná.

Như vậy, Tập đoàn Hoa Sen chính thức từ bỏ siêu dự án thép Cà Ná - Ninh thuận sau gần bốn năm từ khi thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 9/2016. Dự án Khu liên hợp cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận có tổng vốn đầu tư 10,6 tỷ USD, công suất dự kiến 16 triệu tấn/năm. Dự án này được Tập đoàn Hoa Sen và UBND tỉnh Ninh Thuận đề xuất triển khai. Bộ Công Thương sau đó đưa dự án vào dự thảo quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, nhưng sau đó bị loại bỏ.

Tuy nhiên, dự án liên tục lận đận trong việc thành hình. Vào tháng 4/2017, Thủ tướng yêu cầu tạm dừng dự án thép Cà Ná, đề nghị tỉnh Ninh Thuận tính toán kỹ hơn các vấn đề môi trường, nhu cầu thép trong nước cũng như tổng mức đầu tư dự án.

ong-le-phuoc-vu77837685
Hồi đầu năm nay, ông Lê Phước Vũ vẫn còn kỳ vọng về Hoa Sen Cà Ná. Ảnh: Tố Quốc

Mãi đến cuối năm 2019, Ban lãnh đạo Hoa Sen mới vui mừng vì dự án thép Cà Ná đã được UBND tỉnh Ninh Thuận chấp thuận chủ trương đầu tư giai đoạn đầu gồm ba bến cảng. Công ty đã hoàn tất nghĩa vụ nộp tiền ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án và tạm nộp một phần chi phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Nếu đúng kế hoạch, công ty đã khởi công xây dựng bến cảng đầu tiên vào quý I/2020.

Giảm nợ còn 3.000 tỷ đồng, dồn lực cho chuỗi bán lẻ

Quyết định từ bỏ siêu dự án thép Cà Ná được đưa ra sau cuộc họp HĐQT bất thường vào ngày 21/7 và các cuộc họp trước đó. Hoa Sen cho rằng: “Trong bối cảnh hiện nay, sự chuyển biến của tình hình khách quan đã không còn phù hợp với mục tiêu chiến lược ban đầu khi tập đoàn xúc tiến đầu tư các dự án”.

HĐQT cho biết thêm, Hoa Sen đã có sự điều chỉnh đối với chiến lược phát triển trung và dài hạn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư dự án. Cụ thể, tập đoàn này đang tập trung nguồn lực vào việc củng cố, phát huy hiệu quả của mảng sản xuất, kinh doanh sở trường là tôn, thép và nhựa. Hoa Sen muốn đảm bảo về lợi nhuận và doanh thu qua các năm, cải thiện chỉ số về năng lực tài chính và cân đối tài chính, đồng thời kéo giảm dư nợ vay về mức 3.000-4.000 tỷ đồng trong vài năm sau.

Tình hình vay nợ của Hoa Sen bắt đầu xấu đi từ năm 2017, đỉnh điểm là vào quý III của năm tài chính 2017-2018. Báo cáo tài chính chỉ rõ, lãi vay ngân hàng tăng gần 40%, lên 190 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 6/2018, nợ phải trả của Tập đoàn Hoa Sen là 18.385 tỷ đồng.

Dần dà, Hoa Sen nới lỏng được các khoản vay nợ. Đến cuối tháng 6/2020, nợ vay tài chính của tập đoàn này được tiết giảm tới hơn 1.200 tỷ đồng so với đầu kỳ tuy nhiên vẫn ở mức cao 8.470 tỷ đồng, tương đương hơn 51% tổng tài sản. Việc giảm dư nợ đã giúp Hoa Sen tiết giảm đáng kể chi phí nợ vay trong kỳ qua đó đóng góp vào kết quả tăng trưởng lợi nhuận của công ty.

Lũy kế 9 tháng đầu năm tài chính 2019-2020, Hoa Sen có được 19.189 tỷ đồng doanh thu, giảm 12% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tiết giảm nợ vay đã giúp lợi nhuận sau thuế tăng mạnh tới 153% lên mức 701 tỷ đồng. So với kế hoạch sản xuất kinh doanh, Hoa Sen đã thực hiện được 69% chỉ tiêu về doanh thu và vượt 75% mục tiêu lợi nhuận.

Đặc biệt, một trong những lý do từ bỏ siêu dự án thép Cà Ná là Hoa Sen đang muốn dồn lực để khai thác lợi thế cạnh tranh của hệ thống phân phối bán lẻ trên khắp cả nước. Hệ thống bán lẻ sắp tới sẽ theo hướng đa dạng hoá sản phẩm kinh doanh, nâng tầm chất lượng phục vụ và trải nghiệm của khách hàng.

Tập đoàn này đang sở hữu 536 cửa hàng bán lẻ trên 63 tỉnh, thành. HĐQT đang thử nghiệm tất cả các cửa hàng hiện hữu sẽ khai thác thêm giá trị gia tăng trong lĩnh vực vật liệu xây dựng như mở rộng mặt hàng kinh doanh, xây dựng các trung tâm phân phối,…

TẤT ĐẠT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement