Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao đề xuất thu hồi giấy phép bay của Công ty cổ phần Hàng Không Bầu Trời Xanh?

Chính sách - Hạ tầng

22/10/2020 16:00

Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải ban hành quyết định hủy bỏ Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không chung của Công ty cổ phần Hàng không Bầu Trời Xanh.

Hãng hàng không này đượcCục Hàng không Việt Namcấp Giấy phép kinh doanh hàng không chung số 01/GP - CHK ngày 8/6/2010 trên cơ sở quy định của Nghị định số 76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung.

Tuy nhiên, hiện Nghị định số 76 đã được thay thế bởi Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng (Nghị định số 92) và Nghị định số 89/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92 và Nghị định số 30/2013/NĐ-CP ngày 8/4/2013 về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung (Nghị định số 89).

anh-1- 3
Ảnh minh họa

Cục Hàng không Việt Nam cho biết, theo quy định tại khoản 9, Điều 1 của Nghị định số 89, Giấy phép của Công ty Bầu Trời Xanh thuộc trường hợp hủy bỏ và “trường hợp giấy phép bị hủy bỏ, Bộ Giao thông Vận tải ra quyết định hủy bỏ giấy phép và doanh nghiệp phải chấm dứt ngay việc kinh doanh vận tải hàng không”. Như vậy, việc hủy bỏ giấy phép của Công ty Bầu Trời Xanh thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông Vận tải

Cũng theo quy định tại khoản 9, điều 1, Nghị định số 89, doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh hàng không chung nếu trong vòng 3 năm doanh nghiệp chưa có hoạt động khai thác và chưa được cấp chứng chỉ nhà khai thác.

Công ty cổ phần Hàng không Bầu Trời Xanh thuộc trường hợp hủy bỏ giấy phép kinh doanh hàng không chung do sau 10 năm kể từ khi được cấp phép, doanh nghiệp này chưa được Cục Hàng không Việt Nam cấp chứng chỉ nhà khai thác - AOC.

Cụ thể, tính đến cuối tháng 9/2020, cả nước có 6 doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh hàng không chung, trong đó có 4 đơn vị đang hoạt động và đáp ứng các điều kiện của giấy phép gồm: Công ty cổ phần Hàng không Lưỡng dụng Ngôi Sao Việt, Công ty cổ phần Hàng không Hành Tinh Xanh, Tổng công ty Trực thăng Việt Nam và Công ty cổ phần Hàng không Hải Âu.

Ngoài trường hợp của Công ty Bầu Trời Xanh, 1 trường hợp khác đang cận kề thời hạn bị thu hồi giấy phép là Công ty cổ phần dịch vụ Globaltrans Air. Theo quy định, đến ngày 17/4/2021, nếu Globaltrans Air không được cấp AOC thì cũng sẽ bị thu hồi giấy phép.

Theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, định nghĩa hàng không chung chỉ hoạt động sử dụng tàu bay để thực hiện các chuyến bay trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng và các lĩnh vực kinh tế khác, phục vụ tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu, cứu hộ, y tế, nghiên cứu khoa học, văn hoá, thể thao, đào tạo, huấn luyện, bay hiệu chuẩn, đo đạc, chụp ảnh, quay phim, bay phục vụ nhu cầu cá nhân và các hoạt động bay dân dụng khác không nhằm mục đích vận chuyển công cộng hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện, thư.

“Đây là thị trường khá chuyên biệt và đang còn nhiều khó khăn, đặc biệt là việc xin phép bay tầm thấp từ Bộ Quốc phòng khiến các đơn vị kinh doanh vận chuyển hàng không chung rất khó khăn triển khai kinh doanh theo đúng kế hoạch”, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam đánh giá.

Hiện thị trường Việt Nam có 5 hãng hàng không đang hoạt động gồm: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Pacific Airlines, Bamboo Airways, Vasco và Hãng hàng không Hải Âu.

Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý việc cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Hàng không lữ hành Việt Nam – Vietravel Airlines.

(Nguồn: TTXVN)

HOÀNG GIA
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement