07/05/2021 16:29
Vì sao dân Trung Quốc chi bộn tiền cho khoá học phân biệt hàng hiệu?
Vì lẻ đó, một người đàn ông đã đưa ra một khóa học dạy các học viên cách nào để phân biệt đâu là hàng thật và hàng giả.
Theo tờ SCMP, đây là thị trường lớn nhất thế giới về hàng xa xỉ, tuy nhiên quốc gia này cũng là một "thiên đường" hàng giả khiến người mua không thể nào nhận ra.
Vì vậy một con mắt chuyên gia để nhận biết được những chiếc túi xách Chanel thật với giả là một nhu cầu rất thiết yếu tại khắp Trung Quốc.
Chính vì nhu cầu cấp thiết ấy. nhiều người dân Trung Quốc đã đổ xô tham gia khóa học "nhà thẩm định hàng xa xỉ" nhằm phân biệt được rõ hàng giả và hàng thật.
Tại đây họ được đào tạo để phân loại các mẫu túi xách, thắt lưng, hàng may mặc qua qua những dấu hiệu nhận biết cơ bản từ số seri đến đường khâu và các biểu tượng.
Theo các nhà nghiên cứu thị trường UIBE Luxury China, các nhà máy của Trung Quốc sản xuất ra số lượng lớn hàng hóa xa xỉ, phần lớn được dành cho thị trường nội địa trị giá khoảng 4.000 tỷ nhân dân tệ (617,7 tỷ USD).
Thế nhưng giờ đây, thị trường đồ cũ cũng đang bùng nổ khi những người mua không muốn bỏ ra hàng nghìn đô la cho một chiếc túi xách, thay vào đó họ mong muốn vẫn là các mặt hàng uy tín nhưng với mức giá "phù hợp với túi tiền hơn".
Điều này đồng thời khiến xuất hiện các hoạt động buôn bán hàng giả với quy mô sản xuất rộng lớn và đặc biệt hướng tới những người "săn lùng" các đồ hiệu với mức giá hời.
Zhang Chen, người sáng lập Trường Phân biệt Hàng Hiệu Đặc biệt ở Bắc Kinh, cho biết nhiều người bị lừa bởi "hàng nhái hiện nay cực ít khác biệt" so với bản gốc.
SCMP cho biết, Khóa học kéo dài bảy ngày của Zhang có giá 15.800 NDT (55 triệu đồng), nhưng ông này nói rằng đó là một cái giá đáng phải trả vì trung tâm của ông đã tạo được chỗ đứng trong thị trường đồ cũ từ những ngày đầu thành lập.
Theo công ty tư vấn Forward Business Information, giá trị thị trường đồ xa xỉ đã qua sử dụng của Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi vào năm ngoái lên 17,3 tỷ nhân dân tệ.
Ông nói với AFP: “Người Trung Quốc mua 1/3 hàng hóa xa xỉ trên thế giới, nhưng tỷ lệ lưu thông 3%, thấp hơn nhiều so với mức 25-30% ở các nước phương Tây."
Zhang dạy cho học viên của mình những quy tắc rất cụ thể.
Ông nói: “Lớp lót của một chiếc túi xách Chanel màu đen phải có màu hồng".
Ông giải thích trong khi các học viên đang kiểm tra thẻ mã số trên túi xách của chuỗi cửa hàng thời trang cao cấp từ Pháp dưới ánh sáng cực tím.
"Các chữ cái sáng lên thì chính là hàng thậ và đó là một bí mật", Zhang, người đã tự học kỹ năng thẩm định hàng xa xỉ cách đây một thập kỷ tại Nhật Bản cho biết.
Ông nói: Việc biết những chữ cái nào trong logo Chanel sử dụng phông chữ hình chữ nhật thay vì hình vuông có thể “phát hiện ra 1/3 số hàng giả trên thị trường”.
Các học viên của ông đều là những người giàu có nhưng xuất thân từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, bao gồm cả cựu biên tập viên của một tạp chí thời trang từ Thượng Hải và một người pha chế đang tìm kiếm một khởi đầu mới sau khi doanh nghiệp của ông bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
“Tôi nhận ra rằng những chiếc túi xa xỉ đã qua sử dụng có thể được bán với giá rất tốt,” nhà kinh doanh thị trường chứng khoán Xu Zhihao, 31 tuổi, cho biết.
Một chiếc túi xách Louis Vuitton Neverfull mua cách đây hai năm vẫn có thể được bán với giá 9.000 nhân dân tệ trên các nền tảng đồ cũ, giảm giá 20%, trong khi một chiếc túi Chanel Gabrielle nhỏ có giá khoảng 60 đến 70% giá bán lẻ.
"Tôi nghĩ logic đằng sau việc bán hàng rất giống với các sản phẩm tài chính mà tôi đang bán bây giờ."
Nhưng tình trạng của túi có thể ảnh hưởng nặng nề đến giá trị.
Ông Zhang cảnh báo: “Đặc biệt hãy chú ý đến những vết xước xung quanh khóa, vì điều này có thể làm ảnh hưởng đến giá trị của những chiếc túi”, Zhang cảnh báo, xác định những vết xước do móng tay dài gây ra.
Ngoài ra, tính thời vụ là điều cần thiết, với màu đỏ - màu của sự may mắn - bán nhanh nhất trong những ngày lễ ở Trung Quốc.
Ông nói thêm, trung tâm của ông thậm chí còn thu hút những người chuyên làm đồ giả mạo nhiều hơn cả học viên, nhiều người muốn dựa vào các kỳ năng được học để cải thiện công việc của mình.
Thông thường, Zhang chia sẻ phải mất khoảng 10 giây để biết sản phẩm có phải là thật hay không, ông nói khi đang cầm một chiếc túi Hermes chính hãng.
Một số khách hàng gửi hình ảnh về đồng hồ, túi xách và quần áo để được chẩn đoán trực tuyến.
Gần đây, nhiều hãng thời trang xa xỉ hiện đã áp dụng công nghệ cao giúp khách hàng truy xuất nguồn gốc hàng hoá.
Louis Vuitton cho biết vào năm 2019 rằng họ sẽ khởi chạy một nền tảng blockchain có tên là Aura để ghi lại hàng hóa của mình.
Các vi mạch đã được lắp vào đế giày nữ của thương hiệu Ý Salvatore Ferragamo, trong khi Burberry đã thử nghiệm công nghệ nhận dạng tần số vô tuyến trong hàng hóa của mình.
Nhưng với mọi loại công nghệ vẫn còn sơ khai, Zhang không quan tâm đến mối đe dọa đối với lĩnh vực công việc tương tự của mình.
Zhang nói với AFP: “Bất kỳ công nghệ nào cũng có khả năng bị đe dọa bởi thị trường và các đối thủ.
"Thị trường để xác định, kiểm tra các sản phẩm xa xỉ sẽ luôn tồn tại, chỉ là các phương pháp sẽ phải thích ứng."