Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao công ty giải trí lớn nhất Hàn Quốc SM Entertainment mở cửa hàng tại Việt Nam?

Kinh tế thế giới

18/07/2020 11:41

Công ty giải trí lớn nhất Hàn Quốc vừa mở cửa hàng tại Việt Nam nhằm có được “mỏ vàng” từ hơn 1/2 người trẻ mê K-pop chịu chi tiền.

SM Entertainmentlàcông ty giải trílớn nhấtHàn Quốc,được thành lập vào năm 1995 bởiLee Soo Man. Công ty này được biết đến là người đã dẫn dắt hiện tượng K-pop toàn cầu và định nghĩa làn sóng “Hàn lưu” (làn sóng văn hoá Hàn Quốc). Đây là cái nôi của các nghệ sĩ K-pop nổi tiếng như H.O.T, S.E.S, Girls’ Generation (SNSD), Super Junior, SHINee, f(x), EXO, Red Velvet, NCT,…

Cửa hàng ngoại quốc đầu tiên của SM Entertainment

Công ty giải trí số một Hàn Quốc SM Entertainment vừa mở cửa hàng và quán cà phê đầu tiên tại Việt Nam. Cửa hàng SMTOWN&Store chuyên bán sản phẩm từ các nghệ sĩ của công ty gồm album nhạc, phụ kiện, đồ dùng trang trí, bánh kẹo,… Quán cà phê SMTOWN&Cafe chuyên cấp đồ uống từ cà phê tới các đồ uống ngọt với không gian được trang hoàn đầy hình ảnh các thần tượng Hàn Quốc.

Khu phức SMTOWN&Storevà SMTOWN&Cafeđược gọi là SMTOWN in Vietnam, đặc tại một trung tâm thương mại ở quận 7, TP.HCM. Suốt hơn một tuần qua, hình ảnh nhiều bạn trẻ xếp hàng dài vài chục mét để chờ đến lượt trải nghiệm khu phức hợp này, luôn thường trực.

Cửa hàng SM tại Việt Nam luôn đặc người xếp hạng chờ vào trải nghiệm. Ảnh: Tất Đạt
Cửa hàng SM tại Việt Nam luôn đặc người xếp hạng chờ vào trải nghiệm. Ảnh: Tất Đạt

Đây là cửa hàng đầu tiên của SM tại nước ngoài, đặc biệt hơn cả là cửa hàng thứ hai của công ty sau cửa hàng tại quê nhà Gangnam, Hàn Quốc. Ngoài ra, mạng xã hội cũng đang lan truyền một số hình ảnh của SMTOWN tại dự án Seoul Made Street (Times City, Hà Nội).

Dù chưa có thông tin chính thức nhưng thương vụ SM Entertainment thâm nhập thị trường Việt Nam được đồn đoán là có sự góp sức của Phillip Nguyễn, em chồng Hà Tăng, con trai của Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) Johnathan Hạnh Nguyễn.

Hồi giữa năm 2018, Phillip Nguyễn từng chia sẻ Tập đoàn IPP và SM Entertainment đã ký thoả thuận đối tác chiến lược. Vị này cũng nhiều lần úp mở thông tin về SMTOWN in Vietnam và việc mời hàng loạt nghệ sĩ nổi tiếng của công ty này về mở concert.

Trước khi mở SMTOWN, SM Entertainment có không ít đợt tuyển thực tập sinh tại TP.HCM. Các thực tập sinh sẽ sang Hàn Quốc để được đào tạo trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp. Truyền thông đồn đoán đã có một số gương mặt trẻ lọt vào “mắt xanh” của đế chế giải trí này.

Cuối tháng 12 năm ngoái, SM Entertainment từng chia sẻvới giới truyền thông rằng công ty đang đẩy mạnhtiến độ ra mắt mộtnhóm nhỏmang tênNCT Việt Nam. Đây là dự án mở rộnghoạt độngcủa nhóm nhạc NCT ở nhiều quốc gia bằng cách phát triển thêm nhiều nhóm nhỏ chuyên hoạt động tại 8 thị trường Châu Á.

Có thể thấy rõ, ông lớn ngành giải trí Hàn Quốc đang rất hứng thú với thị trường Việt Nam.

SM muốn có “mỏ vàng” chưa ai khai thác

Việc SM Entertainment bắt đầu chú ý đến thị trường Việt Nam diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh doanh tại quê nhà không mấy suôn sẻ. Báo cáo tài chính 3 năm gần đây của công ty này cho thấy, kinh doanh giai đoạn 2018-2019 chậm nhịp đáng kể. Năm 2017, SM đạt doanh thu hơn 365 tỷ won, lỗ ròng 4,7 tỷ won. Sang năm, công ty này tăng gần gấp đôi doanh thu lên 612,2 tỷ won, lãi đến 23,4 tỷ won.

Nhưng đến năm 2019, doanh thu của SM Entertainment chỉ nhích nhẹ lên 657,8 tỷ won, lỗ được lặp lại, thậm chí lên đến 16,2 tỷ won. Trong giai đoạn COVID-19, doanh thu quý I/2020 của công ty này chỉ đạt 144,7 tỷ won, tiếp tục lỗ ròng 1,9 tỷ won.

Điều đáng nói, các công ty giải trí khác vẫn duy trì được lãi trong giai đoạn này. Công ty JYP chủ quản nhóm nhạc Twice dù chỉ có doanh thu 33,9 tỷ won nhưng lợi nhuận ròng lên tới 11,3 tỷ won. Big Hit chủ quản nhóm nhạc BTS vươn lên trở thành công ty giải trí có doanh thu lớn nhất vối 155,8 tỷ won, lợi nhuận hoạt động 23,2 tỷ won.

Hai công ty trên cũng đang là mối đe doạ hàng đầu của SM tại sân nhà. Từ sau thời kỳ đỉnh cao với SNSD, Super Junior, EXO… SM Entertainment ra mắt hai nhóm nhạc thế hệ mới Red Velvet và NCT nhưng chưa thật sự tạo được tiếng vang lớn như dàn tiền bối.

Ở mặt trận nhóm nữ, Red Velvet có phong độ không tốt, mảng tiêu thụ album (mảng doanh thu quan trọng của các công ty giải trí) thua xa nhóm Twice của JYP, mảng lượt xem video âm nhạc khó thể cạnh tranh với “gà cưng” Blackpink của công ty YG.

Ở nhóm nam, SM “lép vế” hoàn toàn trước “tên tuổi toàn cầu” BTS về lượng tiêu thụ album, lượt xem video âm nhạc… hoạ may các nhóm nam của công ty này vẫn có thế mạnh nhất định về lượng tiêu thụ vé concert (chiếm phần lớn doanh thu của các công ty giải trí).

Trong kế hoạch kinh doanh năm 2020, Ban lãnh đạo SM Entertainment xác định sẽ phát triển chu kỳ bán album nhạc bằng cách tăng lượng người hâm mộ trong nước của các nghệ sĩ lớn và người hâm mộ toàn cầu. Công ty này cũng sẽ đẩy mạnh việc khai phá thị trường nước ngoài ở các mảng xuất khẩu nội dung khác.

Tuy chưa có thống kê chính thức nhưng cộng đồng hâm mộ K-pop đều công nhận, lượng người hâm mộ quốc tế của các nghệ sĩ SM có phần vượt trội so với tổng thể của các công ty giải trí khác. Đó là “mỏ vàng” chưa được nhiều đối thủ khai thác. Và tương tự như cách SM định nghĩa làn sóng Hàn lưu, công ty này rất có khả năng định nghĩa cung cách kinh doanh quốc tế cho các công ty giải trí Hàn Quốc.

Hơn một nửa người trẻ Việt Nam mê K-pop

Dù chú trọng thị trường nước ngoài nhưng việc SM Entertainment chọn Việt Nam là điểm đến chính thức đầu tiên vẫn là điều khiến giới kinh doanh và cộng đồng hâm mộ K-pop không khỏi bất ngờ.

Theo thường lệ, các công ty giải trí dành sự ưu ái cho Thái Lan hoặc Indonesia khi quan tâm đến thị trường Đông Nam Á. SM cũng từng như thế! Các nghệ sĩ hàng đầu của công ty này như SNSD, EXO, Super Junior… đều chọn Thái Lan là điểm đến mỗi khi mở tour diễn hay fanmeeting (buổi họp mặt người hâm mộ) trên khắp thế giới.

Rất có thể tình hình kiểm soát dịch bệnh tốt tại Việt Nam là một trong những lý do để SMTOWN in Vietnam ra mắt. Nhiều người còn đồn đoán, trợ lực từ Tập đoàn IPP cho SM khá lớn nên công ty này thuận buồm xuôi gió hơn ở Việt Nam so với các nước khác.

Tuy nhiên, lý do cốt yếu có thể để từ tiềm năng khổng lồ từ chính những người hâm mộ Việt Nam. Theokhảo sáttháng 5/2019của công ty nghiên cứu thị trường Q&Me, 51% người trẻ Việt Nam thích nhạc Hàn Quốc và 68% thích phim truyền hình Hàn Quốc.

Hơn 1/2 người trẻ Việt Nam hâm mộ âm nhạc Hàn Quốc. Ảnh: Tất Đạt
Hơn 1/2 người trẻ Việt Nam hâm mộ âm nhạc Hàn Quốc. Ảnh: Tất Đạt

Các nhóm nhạc nhà SM cũng là những thần tượng sở hữu lượng người hâm mộ khủng và có độ “chịu chơi” hàng đầu. Năm 2016, nhóm nhạc quốc dân SNSD tổ chức tour diễn Phantasia in Thailand với giá vé từ 1.500-6.000 bath, tương ứng 1-4 triệu đồng lúc bấy giờ. Thế nhưng cộng đồng người hâm mộ nhóm này vẫn sẵn lòng bay sang nước bạn để tham gia concert.

Một nhóm trên Facebook tập hợp những người cùng tham gia có đến hơn 60 thành viên. Một thành viên trong nhóm tiết lộ tổng chi phí tham gia lần đó lên đến 15 triệu đồng bao gồm vé máy bay khứ hồi, tiền ở khách sạn và ăn uống trong 2 ngày, tiền mua vé concert.

Chưa kể, cộng đồng người hâm mộ K-pop của Việt Nam còn rất “chịu chơi” trong khoản mua album thần tượng. Năm 2017, nhóm SNSD ra mắt album kỷ niệm 10 năm hoạt động, một fanpage lớn của nhóm nhạc này tại Việt Nam đã tập hợp người hâm mộ cùng nhau đặt mua album mới và các sản phẩm ủng hộ thần tượng. Theo fanpage này thống kê, chỉ tính riêng tiền mua album, người hâm mộ Việt của nhóm SNSD đã chi gần 1 tỷ đồng.

Người hâm mộ Việt Nam có độ chi tiền cho thần tượng khá lớn. Ảnh: SM Entertainment Vietnam
Người hâm mộ Việt Nam có độ chi tiền cho thần tượng khá lớn. Ảnh: SM Entertainment Vietnam

TạiSMTOWN&Store, công ty giải trí này không chỉ bán album hay các bức ảnh về thần tượng. Một chiếc quạt có gắn logo nhóm nhạc được cửa hàng tại Hàn Quốc bán với giá 465.000 đồng. Một chiếc chổi quét album không có gì đặc biệt vẫn có giá hơn 740.000 đồng. Và còn nhiều thứ nhỏ nhặt khác được công ty này gắn logo các nhóm nhạc và đệ giá cao chót vót.

Với độ “chịu chơi” của người hâm mộ Việt, chắc hẳn đây là nguồn thu không hề nhỏ cho SM Entertainment (và Tập đoàn IPP?) trong thời gian tới.

Theo số liệu từ Cơ quan nội dung sáng tạo Hàn Quốc (KCCA), tổng doanh số của ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc đạt 2.870 tỷ won trong nửa đầu năm 2018, tăng 9,2% so với một năm trước. Doanh số bán hàng hóa của K-pop tính chung lên đến 150 tỷ won chỉ riêng trong năm 2018, bao gồm các mặt hàng chính hãng và hàng lậu.

Doanh số bán album và nội dung nhạc số của ba công ty SM Entertainment, JYP Entertainment Corp và YG Entertainment đạt 76,69 tỷ won trong nửa đầu năm 2018. Nhóm ba “ông lớn” này cũng đã ghi nhận 105.440 tỷ won doanh thu từ hàng hóaKpop, tiền bản quyền và các khoản phí khác trong giai đoạn trên.

Chỉ riêng YG đã kiếm được 76,91 tỷ won tiền bản quyền và doanh thu liên quan đến thương hiệu khi công ty điều hành các công ty con thời trang và mỹ phẩm sử dụng các thương hiệu nghệ sĩ như Big Bang, iKon và Blackpink,...

Cơ quan du lịch Hàn Quốc (KTO) thống kê, năm 2019, ước tính số tiền một khách du lịch hâm mộ Hàn lưu đã chi tiêu đạt 1,21 triệu won (gần 40 triệu đồng).Trong đó, chi phí dành cho mua sắm phổ biến chiếm nhiều nhất với 360.000 won (7 triệu đồng); chi phí nhà nghỉ, khách sạn là 220.000 won (4 triệu đồng); chi phí ăn uống 180.000 won (3,5 triệu đồng); và chi phí mua sắm sản phẩm văn hóa Hàn lưu là 160.000 won (3,2 triệu đồng).

Quy mô khách du lịch hâm mộ Hàn lưu năm 2019 đạt 1.116.422 người, chiếm 7,4% tổng du khách quốc tế tới Hàn Quốc. Trong năm 2019, ước tính quy mô chi tiêu của khách du lịch hâm mộ Hàn lưu tại Hàn Quốc đạt 1.350 tỷ won (gần 26.000 tỷ đồng), kích thích sản xuất tăng 2.469 tỷ won (47.500 tỷ đồng), tạo việc làm cho khoảng 13.518 người Hàn Quốc.


TẤT ĐẠT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement