Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao chỉ số quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam luôn thấp nhất khu vực?

Doanh nghiệp

03/03/2020 18:19

Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực đổi mới nhằm nâng cao khả năng quản trị, hoàn thiện mô hình kinh doanh cũng như bảo vệ quyền lợi của các cổ đông. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực.

Chỉ số quản trị thấp nhất khu vực

Năm 2018, cuộc bình chọn báo cáo thường niên đổi tên thành cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết (Vietnam Listed Company Awards), với nội dung đánh giá quản trị công ty được thực hiện như một nỗ lực trực tiếp đánh giá các khía cạnh quản trị công ty của doanh nghiệp niêm yết Việt Nam. Và cũng từ năm 2018, lần đầu tiên tất cả gần 500 doanh nghiệp niêm yết trong bộ chỉ số VNX-All share có tính đại diện cho vốn hóa của toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam được đưa vào đánh giá.

Công tác quản trị tại doanh nghiệp Việt Nam có tiến bộ hơn nhưng so với các nước trong khu vực vẫn xếp thấp nhất. 
Công tác quản trị tại doanh nghiệp Việt Nam có tiến bộ hơn nhưng so với các nước trong khu vực vẫn xếp thấp nhất. 

Với các kết quả đánh giá của hai thẻ điểm quản trị công ty trước đây, đặc biệt là từ thẻ điểm quản trị công ty ASEAN, có thể thấy khoảng cách lớn về quản trị của doanh nghiệp Việt Nam so với các doanh nghiệp trong khu vực cũng như so với yêu cầu quản trị tốt của nhà đầu tư quốc tế chưa có sự thay đổi nhiều.

Công tác quản trị tại doanh nghiệp Việt Nam có tiến bộ hơn nhưng so với các nước trong khu vực vẫn xếp thấp nhất. Thẻ điểm quản trị trung bình ASEAN của Việt Nam năm 2018 với 70 công ty niêm yết là 41,3/130 điểm. Trong khi đó,  thẻ điểm quản trị điểm của Thái Lan và Indonesia lần lượt là 87,5 và 62,3.

Công tác quản trị của các doanh nghiệp khi lên sàn có thay đổi nhưng quy mô thị trường tăng lên. Tuy nhiên, các nước khác theo đuổi các chuẩn mực cao hơn. Dù các cơ quan quản lý đã có nhiều nỗ lực nhưng nhiều công ty niêm yết vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của của công tác quản trị trong huy động vốn và quản trị dòng tiền nên khó tránh khỏi khủng hoảng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đánh giá, mức độ cập nhật quy tắc quản trị doanh nghiệp của Việt Nam còn chậm so với biến động thực tế. Trong khi các nước đều cập nhật quy tắc quản trị doanh nghiệp hàng năm thì Việt Nam vẫn sử dụng các quy định ban hành từ 2-3 năm trước đó.

Xét số lượng các quy định về quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam, bà Trần Anh Đào, Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) cho biết, ngoài Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 quy định về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng mang tính bắt buộc và hướng dẫn thực thi quản trị doanh nghiệp theo nguyên tắc của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) mang tính tự nguyện, Việt Nam còn có những hoạt động, dự án liên quan đến quản trị doanh nghiệp như xuất bản “Sổ tay quản trị công ty”, dự án “Báo cáo thẻ điểm quản trị công ty” (2009-2012) của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC)…

Tuy nhiên, ông John Dity, Giám đốc Tư vấn của KPMG ở Việt Nam đánh giá, so với mức trung bình (4 quy định) và luật về quản trị doanh nghiệp ở 25 nước tham gia khảo sát, Việt Nam có rất ít quy định liên quan đến quản trị doanh nghiệp. Bà Anh Đào thừa nhận: “Quản trị công ty của Việt Nam còn nhiều vấn đề cần cải thiện”.

Vì sao Việt Nam vẫn chưa thể thay đổi sau 5 năm

Vào năm 2014, Việt Nam bị đánh giá là nước có hệ thống quản trị doanh nghiệp kém nhất trong 6 nước thuộc khu vực ASEAN. Thông tin trên được ông Hà Huy Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Gám sát tài chính quốc gia đưa ra tại Lễ công bố giải thưởng quản trị doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam 2014. Tuy nhiên, cho đến nay các doanh nghiệp Việt dù có cố gắng nhưng vẫn chưa thể thay đổi.

Vào năm 2014, Việt Nam bị đánh giá là nước có hệ thống quản trị doanh nghiệp kém nhất trong 6 nước thuộc khu vực ASEAN.
Vào năm 2014, Việt Nam bị đánh giá là nước có hệ thống quản trị doanh nghiệp kém nhất trong 6 nước thuộc khu vực ASEAN.

Theo phân tích của các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do Việt Nam hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về Quản trị doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế. Mặt khác, một thực tế cho thấy tại các công ty vẫn chưa có sự phân bố quyền lực công bằng cho các cổ đông. Dường như mọi quyền hành vẫn nằm trong tay Hội đồng quản trị, ban điều hành.

Bên cạnh đó, những mâu thuẫn lợi ích như việc Ban giám đốc thành lập công riêng hoạt động cùng ngành, chuyển hợp đồng, lợi dụng vốn, nhân sự để phát triển riêng mà không tập trung phát triển vì lợi ích chung dẫn đến nhiều bất cập trong quản trị, thiếu sự minh bạch trong giao tiếp với cổ đông ảnh hưởng lớn đến niềm tin của nhà đầu tư.

Các doanh nghiệp Việt Nam không được đánh giá cao là khuôn khổ quản trị còn thiếu minh bạch, không phân biệt rõ vai trò, chức năng của chủ sở hữu với người điều hành. Nhiều kết quả khảo sát cho thấy hiện Việt Nam chỉ có 23% lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ khái niệm và nguyên tắc của quản trị doanh nghiệp, còn đa phần vẫn nhầm lẫn giữa khái niệm quản trị và điều hành.

Sở hữu chéo cũng là vấn đề nan giải với các doanh nghiệp Việt Nam, làm gia tăng rủi ro cho hệ thống. Điều tra 31 tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước cho thấy lượng vốn đầu tư ngoài ngành lên tới 22.600 tỷ đồng, trong đó chiếm một nửa là các khoản đầu tư vào định chế tài chính. Nhiều doanh nghiệp cũng hình thành các đơn vị sân sau, có lợi thế tiếp cận vốn vay để đầu tư không đúng mục đích, chủ yếu cho các lợi ích ngắn hạn như bất động sản,

Không chỉ vậy, quyền lợi của cổ đông tại các doanh nghiệp hiện nay cũng chưa được đảm bảo khi thang điểm đánh giá các chỉ tiêu này luôn ở mức trung bình thấp so với các nước trong khu vực. Chẳng hạn, khi so sánh về sự đối xử bình đẳng giữa các cổ đông, Việt Nam chỉ đạt 43 điểm, so với giới hạn trên là 73.

Theo ông Hà Huy Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Gám sát tài chính quốc gia, yếu tố lãnh đạo và văn hóa công ty, nhóm cổ đông lớn vẫn tác động mạnh đến công ty. Quy tắc hành xử của các thành viên hội đồng quản trị vẫn còn nhiều điểm phải điều chỉnh; hay mức độ tuân thủ nguyên tắc của OECD của Việt Nam trong vấn đề thù lao cho hội đồng quản trị, lương, hệ thống đánh giá hiệu quả công việc hầu như rất thấp, ở mức 4%. Việt Nam cũng không có nhiều hướng dẫn để đảm bảo việc tuân thủ quản trị doanh nghiệp. Đặc biệt, quản trị rủi ro luôn là điểm yếu của phần lớn doanh nghiệp Việt Nam.

Các doanh nghiệp Việt Nam không được đánh giá cao là khuôn khổ quản trị còn thiếu minh bạch, không phân biệt rõ vai trò, chức năng của chủ sở hữu với người điều hành.
Các doanh nghiệp Việt Nam không được đánh giá cao là khuôn khổ quản trị còn thiếu minh bạch, không phân biệt rõ vai trò, chức năng của chủ sở hữu với người điều hành.

Ngay tại những doanh nghiệp niêm yết lớn trên thị trường chứng khoán được xem là đi đầu về quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam, việc thực hiện quản trị doanh nghiệp tốt theo thông lệ quốc tế mới chỉ bắt đầu. Tuy nhiên, những nỗ lực cải thiện tình hình quản trị doanh nghiệp tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết, đang dần trở thành một động lực cho những doanh nghiệp khác.

Còn theo ông Kyle Kelhofer, Giám đốc quốc gia IFC phụ trách Việt Nam, Campuchia và Lào, các tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị đã trở thành một yếu tố quan trọng trong mỗi quyết định đầu tư. Trong đó, mối liên hệ rõ ràng giữa việc quản lý tốt các tác động môi trường và xã hội với hiệu quả kinh doanh trong dài hạn, những công ty cam kết tuân thủ các thông lệ tốt về phát triển bền vững sẽ có ưu thế trong việc thu hút vốn và sự quan tâm của nhà đầu tư.

Bên cạnh việc thực hiện trách nhiệm với môi trường và xã hội, vai trò của Hội đồng quản trị đối với chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp là yếu tố quyết định then chốt. Theo bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Tư vấn và Kiểm toán Deloitte Việt Nam, vai trò của Hội đồng quản trị là dẫn dắt doanh nghiệp phát triển. Các vấn đề đáng lưu tâm của Hội đồng quản trị không phải là vấn đề trong quá khứ, mà nên là vấn đề của tương lai và làm sao tạo dựng được chiến lược phát triển doanh nghiệp một cách bền vững.

TUYẾT HƯƠNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement