Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao chế độ ăn Keto không dành cho tất cả mọi người?

Du lịch & Ẩm thực

01/03/2021 09:46

Nhiều nghiên cứu ban đầu đã chứng minh được nhiều lợi ích từ Ketogenic, nhưng vẫn cần đi sâu tìm hiểu về dài hạn.

Chế độ ăn Keto (tên đầy đủ là Ketogenic) yêu cầu bạn giới hạn lượng carbohydrate nạp vào hàng ngày ở mức 20-50 gram (giả sử rằng bạn đang tiêu thụ 2000 kcal mỗi ngày). Tuy nhiên, việc hạn chế carbohydrate trong chế độ ăn của một người là một việc không hề dễ dàng, nhất là về lâu dài.

Khi xử lý một lượng lớn protein và chất béo nạp vào, các cơ quan như thận và tim có xu hướng bị "đày ải", vì phương pháp ăn kiêng này.

Hãy tưởng tượng bạn đã ăn uống "thả phanh" trong những tháng gần đây và tăng lên từ 3-10 kg, hối hận dâng trào và bạn muốn giảm cân thật nhanh chóng! Sau khi tìm kiếm tích cực trên mạng thì bạn tìm được gợi ý về một xu hướng giảm cân thịnh hành nhất … chế độ ăn Ketogenic!

Các hiệu quả được chứng minh đều khá ấn tượng, nhưng liệu chế độ ăn kiêng này có thật sự dành cho tất cả mọi người? Trước khi đi sâu tìm hiểu, hãy cùng dành một chút thời gian để hiểu chế độ ăn Keto là gì.

Chế độ ăn Keto là gì?

Trong điều kiện cơ bản: Cách cơ thể lấy năng lượng từ chế độ ăn bình thường rất đơn giản. Bạn ăn các loại thực phẩm chủ yếu bao gồm 3 nhóm chất dinh dưỡng: carbohydrate, protein và chất béo.

Để cơ thể tiêu thụ số thực phẩm mà chúng ta nạp vào, những dưỡng chất này phải trải qua quá trình phân giải enzym (tiêu hóa), giúp chuyển hóa carbohydrate thành glucose, protein thành axit amin và chất béo thành axit béo.

Glucose sau đó được hấp thụ bởi ruột non và giải phóng vào máu, nơi nó trải qua quá trình đường phân để giải phóng năng lượng dự trữ. Các axit béo lưu trữ trong các tế bào mỡ và sau đó được đốt cháy khi không có đủ glucose trong cơ thể.

Chế độ ăn Ketogenic: Chế độ ăn Keto đòi hỏi bạn phải hạn chế lượng carbohydrate nạp vào còn 20-50 gram (giả sử mức tiêu thụ bình thường hàng ngày của bạn là 2000 kcal).

Về cơ bản, đó là một chế độ ăn giàu chất béo, protein ở mức trung bình và rất ít carbohydrate.

Bây giờ, khi bạn không cung cấp cho cơ thể đủ lượng carb như hàng ngày, cơ thể sẽ phải lùng sục, tìm kiếm tất cả các chất glycogen dự trữ trong cơ thể, để lấy năng lượng cần thiết. Khi chế độ low carb tiếp tục được duy trì và lượng glycogen này cạn kiệt, cơ thể sẽ phải tìm đến kế hoạch B, để sản xuất năng lượng thông qua gluconeogenesis (quá trình tổng hợp glucose trong cơ thể từ các nguồn không carbohydrate) và ketogenesis (trạng thái trao đổi chất tự nhiên đạt được bằng cách thực hiện chế độ ăn Keto).

Gluconeogenesis là cơ chế sẵn có của cơ thể sản xuất glucose từ các chất khác nhau trong gan, nhưng nếu carbohydrate không được bổ sung thường xuyên hàng ngày trong chế độ ăn của bạn, quá trình này không thể đáp ứng kịp nhu cầu của cơ thể. Lúc này Kế hoạch C của cơ thể đã chờ sẵn, có tên là Ketogenesis.

Ketogenesis là hoạt động sản xuất các thể ketone, acetoacetate và β-hydroxybutyrate, thông qua sự phân hủy các chất béo. Các thể ketone này thay thế cho glucose như là một nguồn năng lượng, và cơ thể bước vào một trạng thái tự nhiên được gọi là "dinh dưỡng ketosis".

Vì nhiên liệu cho cơ thể trong chế độ ăn này là ketone, nên cái tên "chế độ ăn Keto" có ý nghĩa riêng của nó. Để cơ thể bước vào trạng thái ketosis và bắt đầu đốt cháy chất béo để sản xuất năng lượng, bạn cần loại bỏ carbohydrate trong cơ thể ít nhất 3-4 ngày.

Lịch sử, nguồn gốc và các kiểu chế độ ăn Keto

Mặc dù chế độ ăn ketogenic đã trở nên phổ biến trong thập kỷ qua, với mục đích giảm cân, nhưng nó được Russel Wilder sử dụng lần đầu tiên vào năm 1921, để điều trị chứng rối loạn co giật ở trẻ em.

Ông cũng là người đặt ra thuật ngữ "chế độ ăn Keto". Chế độ ăn này tiếp tục được sử dụng cho đến khi thế giới dược phẩm cho ra đời các loại thuốc chống động kinh, để điều trị các cơn co giật.Ngày nay, một số biến thể của chế độ ăn kiêng này được sử dụng để đạt được kết quả giảm cân mong muốn.

1. Chế độ ăn Keto tiêu chuẩn - ít carb (10%), protein vừa phải (20%), nhiều chất béo (70%).

2. Chế độ ăn Keto tăng cường protein - 35% protein, 60% chất béo, 5% carbs.

3. Chế độ ăn Keto xoay vòng - xen kẽ các ngày ăn Keto và ngày nhiều carb.

4. Chế độ ăn Keto theo mục tiêu - bổ sung lượng carb nhiều hơn trong thời gian tập luyện cường độ cao.

Chế độ ăn Keto có phù hợp tất cả mọi người không?

Chúng ta đều biết chế độ ăn Keto có thể mang lại hiệu quả kỳ diệu trong việc giảm cân, nhưng nó chắc chắn không phải là một chế độ ăn phù hợp với tất cả mọi người.

Điều đầu tiên, đây là chế độ ăn ít carb. Hãy tưởng tượng bạn phải từ bỏ bánh mì, cơm và khoai tây mãi mãi, hoặc hạn chế tiêu thụ chúng ở mức chỉ 10-50 gram mỗi ngày, đây là một đòi hỏi quá ngặt nghèo dù ở bất cứ tiêu chuẩn nào, và không thể bền vững như việc thay đổi một lối sống thông thường.

Vì vậy, trước khi quyết định dấn thân vào hành trình Keto, hãy đánh giá bạn có đủ nỗ lực trong dài hạn hay không, ít nhất là trong vòng 6 tháng.

Giống như bất kỳ loại thuốc hoặc thành phần nào được bạn bổ sung vào chế độ ăn uống của mình, chúng đều có nguy cơ gây ra tác dụng phụ.

Khi ép cơ thể phải chịu đựng những thay đổi đáng kể về mặt trao đổi chất, chẳng hạn như ketosis, đôi khi bạn sẽ mắc phải bệnh cúm Keto (Keto flu). "Cúm Keto" về cơ bản có tất cả các triệu chứng của cảm cúm thông thường, do chế độ ăn Keto gây ra. Tuy nhiên, giống như bất cứ loại bệnh cúm nào khác, những triệu chứng này cũng tự hết sau vài ngày.

Ngoài ra, chế độ ăn này cũng giảm rõ rệt rau, trái cây, ngũ cốc và chất xơ, trong khi tập trung nhiều hơn vào chất béo. Điều này thật thú vị, vì chúng ta từng được dạy về một "bữa ăn cân bằng" tại trường học. Như bạn có thể thấy, chế độ ăn Keto quá nghiêng về một bên dinh dưỡng, thay vì đảm bảo sự cân bằng.

Ngoài ra, ăn ít rau xanh có thể dẫn đến các vấn đề táo bón ở một số người.

Các cơ quan trong cơ thể, cụ thể là thận và tim sẽ phải gánh lấy áp lực từ chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt này.

Ngoài ra, chế độ ăn Keto sẽ làm thay đổi cơ chế háo nước của cơ thể và khiến bạn dễ bị mất nước. Có bằng chứng cho thấy khoảng 3-10% những người áp dụng chế độ ăn Keto bị sỏi thận.

Thống kê này không nhằm mục đích khiến bạn từ bỏ phương pháp này, mà thay vào đó, nhắc nhở bạn tối đa hóa lượng chất lỏng nạp vào và chú ý bất cứ cơn đau bụng dưới hoặc dấu hiệu mất nước nào trong hành trình Keto.

Trong khi tuân theo chế độ ăn kiêng này, bạn nên nhớ kết hợp nhiều protein và chất béo có nguồn gốc thực vật hơn, sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, trái ngược với việc bạn tiêu thụ thịt đỏ hoặc chất béo và protein từ động vật.

Chế độ ăn Keto thậm chí còn giúp giảm nồng độ đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, nó thường có thể trở thành một nguyên nhân đáng lo ngại nếu tình trạng dinh dưỡng của Ketosis chuyển thành Ketoacidosis(một tình trạng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng do tiểu đường), hoặc nếu thuốc của bệnh nhân tiểu đường không được điều chỉnh sau khi họ áp dụng ăn Keto, vì nó có thể khiến bệnh nhân bị hạ đường huyết.

Lời kết

Khó có thể đưa ra một khẳng định chắn chắn về chế độ ăn Keto, thay vào đó, hãy tuân theo thần chú mang tên "sự điều độ" và hiểu nhu cầu của cơ thể sẽ giúp bạn an toàn, gặt hái được những lợi ích từ việc thay đổi lối sống này.

Mặc dù chế độ ăn Keto đã được chứng minh là rất thành công trong điều trị trẻ bị động kinh, giảm cân ở người bị béo phì và cải thiện nồng độ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, nhưng vẫn cần phải thận trọng, đặc biệt nếu bạn có bất cứ vấn đề sức khỏe nào.

Cuối cùng, mặc dù bằng chứng từ các nghiên cứu ngắn hạn ủng hộ cho chế độ ăn kiêng này, vẫn chưa có đủ bằng chứng dài hạn để kết luận chắc chắn bất kỳ lợi ích hoặc yếu tố nguy hiểm nào.

Vì vậy, nếu bạn muốn thử nghiệm chế độ ăn Keto, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ là cách tốt nhất để tìm hiểu xem lựa chọn của bản thân có phù hợp hay không.

GIANG VU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement