Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao các doanh nghiệp bất động sản ‘di tản’ khỏi TP.HCM?

Nguồn cung và vấn đề pháp lý tại TP.HCM khó khăn, 3 năm nay, các doanh nghiệp bất động sản đang đổ về khu vực lân cận như Bình Dương, Đồng Nai,…

Theo số liệu của CBRE Việt Nam, thị trường địa ốc TP.HCM có 9.214 căn hộ được chào bán từ 17 dự án trong 3 quý năm 2020. Con số này giảm tới 57% so với cùng kỳ năm trước. Các dự án mở mới cũng chỉ gói gọn ở khu Đông. Nhưng các đô thị lân cận như Thuận An, Dĩ An (Bình Dương), Biên Hoà, Long Thành (Đồng Nai) lại rộn ràng mua bán nhà đất, căn hộ.

Rời TP.HCM để linh hoạt trong chiến lược kinh doanh

Gần đây, thị trường bất động sản không còn xa lạ với hơn 5.000 căn hộ nằm ngay mặt tiền Quốc lộ 13 (Thuận An, Bình Dương) của Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt vừa ra mắt. Cũng ở Bình Dương nhưng tại Dĩ An, hơn 2.000 sản phẩm của Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Land  gần Khu đô thị ĐHQG-TP.HCM ra mắt khiến khách mua phải xếp hàng để đặt cọc giữ chỗ.

Ngoài Bình Dương, các tỉnh như Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu… cũng đón hàng loạt doanh nghiệp như Đất Xanh, Nam Long, Novaland,…liên tiếp đổ bộ.

Nhiều dự án của doanh nghiệp TP.HCM đang phát triển tại tại các tỉnh lân cận. Ảnh: Mạnh NVL
Nhiều dự án của doanh nghiệp TP.HCM đang phát triển tại tại các tỉnh lân cận. Ảnh: Mạnh NVL

 “Chúng tôi cho rằng đó là sự linh hoạt trong chiến lược kinh doanh. Chúng tôi không thể bấu víu vào một mảnh đất có nhiều điều khó khăn. Để tồn tại và phát triển, chúng tôi phải tìm ra những hướng đi tốt và phù hợp”, đại diện Novaland cho biết.

Theo Tổng Giám đốc Phát Đạt cho rằng, cơ sở hạ tầng trong năm qua đã được đầu tư khá đồng bộ. Chính vì vậy, việc kết nối giữa các vùng với nhau thuận tiện, tạo điều kiện kích thích cho thị trường các đô thị vệ tinh TP.HCM. Chưa kể, ông Vũ cho rằng, tư duy ngày nay đã thay đổi. Trái đất đang “phẳng”. Vì thế, người mua nhà không còn quá câu nệ về việc trên mà còn tìm cơ hội đầu tư, phát triển sự nghiệp ở các vùng đất mới.

Hạ tầng kết nối phía Nam được xem là trọng điểm đầu tư công sắp tới. Ảnh: VnExpress
Hạ tầng kết nối phía Nam được xem là trọng điểm đầu tư công sắp tới. Ảnh: VnExpress

Đồng tình với ý kiến này, đại diện Hưng Thịnh cũng cho rằng, doanh nghiệp chọn phát triển dự án mới ở các tỉnh khác là sự linh hoạt để phát triển đội ngũ, duy trì việc kinh doanh. Với những dự án đã mở bán của mình tại nhiều tỉnh, phía Hưng Thịnh chia sẻ, thị trường đã có phản hồi khá tích cực, tỷ lệ hấp thụ rất tốt.

“Di cư” đến các tỉnh lân cận là xu hướng năm 2021?

Trong một báo cáo gần đây,  CBRE cho rằng nguồn cung hạn chế từ TP.HCM khiến người mua tìm cơ hội mới tại các khu vực lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng,…

Lấy đơn cử là Bình Dương, 3 quý năm 2020, thị trường này chào bán 8.289 căn hộ với 8 dự án. Nguồn cung tăng đến 144% so với cùng kỳ năm 2019. Giá bán căn hộ tăng 21%, lên mức trung bình 1.276 USD/m2 (khoảng 29,5 triệu đồng/m2). Xét về tốc độ tăng, giá bán tại Bình Dương còn tăng cao hơn mức 6% của TP.HCM và mức đứng yên của Hà Nội.

Nguồn cung dồi dào, giá tăng cao nhưng tỷ lệ hấp thụ căn hộ tại thị trường này luôn trong mức đáng ao ước. Trong 9 tháng, đã có 8.009 căn được bán, tỷ lệ hấp thụ đạt 96,7%, và nếu so với cùng kỳ đã tăng ấn tượng 276%. Như vậy, cứ 10 căn hộ được bán ra tại Bình Dương thì có tới 9 căn được mua.

Theo báo cáo ngành bất động sản mới đây của Công ty Chứng khoán VNDirect, Bình Dương đang trở thành một điểm nóng và xu hướng của cả năm 2021. Riêng quý IV/2020 cho đến đầu năm 2021, VNDirect kỳ vọng sẽ có 20.000 căn hộ chung cư mới được tung ra tại Bình Dương.

Sẽ có 20.000 căn hộ được tung ra ở Bình Dương từ quý IV/2020 đến đầu năm 2021. Ảnh: VnExpress
Sẽ có 20.000 căn hộ được tung ra ở Bình Dương từ quý IV/2020 đến đầu năm 2021. Ảnh: VnExpress

VNDIRECT tin rằng xu hướng “di cư” đến các tỉnh lân cận TP.HCM và Hà Nội sẽ tiếp tục là xu hướng chính trong năm 2021, chủ yếu do giá bán tại các khu vực này vẫn ở mức thấp hơn. Do đó, khu vực này hứa hẹn một tiềm năng sinh lời hấp dẫn cho các nhà đầu tư, do các chủ đầu tư mua đất ở đây có chi phí thấp hơn các khu trung tâm.

Tại TP.HCM, việc mở rộng đường cao tốc đến khu vực phía Tây và ven biển với các dự án hạ tầng đang triển khai như Bến Lức - Long Thành, Dầu Giây - Phan Thiết đã nâng giá đất tại một số khu vực như Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Phan Thiết, và các huyện, TP của Đồng Nai lên 50-100% trong vòng một năm.

“Chúng tôi cho rằng các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất lớn tại các khu vực này sẽ được hưởng lợi từ giá đất tăng”, báo cáo nêu.

Câu chuyện “đất lành chim đậu”

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc CBRE Việt Nam, phân tích: “Khi xét về cơ cấu, dễ thấy thị trường TP.HCM đang rất phát triển phân khúc hạng sang và tiệm cận. Trong khi đó, gần 8.300 căn hộ ở Bình Dương, tất cả đều thuộc phân khúc tầm trung”. Với mức giá 1.000-2.000 USD/m2, căn hộ tầm trung vẫn là sự lựa chọn hàng đầu trong các sản phẩm nhà ở, đáp ứng được nhu cầu của đa số người dân.

Cũng theo ông Tuấn Kiệt, việc “di cư” của các doanh nghiệp bất động sản không phải xu hướng mới. “Trước đây, nguồn cung TP.HCM nhiều nên thị trường khác bị mờ nhạt đi. Nay khi TP.HCM suy giảm, chúng ta mới có dịp thấy được các thị trường khác được hiện lên”, ông giải thích.

Nơi nào thị trường cởi mở, quỹ đất tốt sẽ dễ thu hút doanh nghiệp bất động sản. Ảnh: Tất Đạt
Nơi nào thị trường cởi mở, quỹ đất tốt sẽ dễ thu hút doanh nghiệp bất động sản. Ảnh: Tất Đạt

Chia sẻ về vấn đề này, TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cũng cho rằng. “Việc các chủ đầu tư bất động sản ‘di cư’ từ TPHCM ra các tỉnh khác là câu chuyện ‘đất lành chim đậu’. Doanh nghiệp đi kiếm những chỗ ‘mưa thuận gió hoà’ để làm ăn lại là hướng đi đúng”, ông chi biết.

Cùng quan điểm trên, ông Tuấn Kiệt nói thêm, nơi nào thị trường cởi mở, quỹ đất tốt, sức tiêu thụ tốt thì doanh nghiệp tham gia, đó là điều bình thường. “Đây là cách để doanh nghiệp sinh tồn và phát triển”, Giám đốc CBRE nhận định.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thị trường TP.HCM vẫn nhiều tiềm năng, nhu cầu mua nhà của người dân vẫn lớn. CBRE cho rằng đến khi nào các rào cản về pháp lý được xử lý, doanh nghiệp sẽ lại quay về tập trung vào TP.HCM.

TẤT ĐẠT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement