Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vì sao BOT Xa lộ Hà Nội chưa xong vẫn được thu phí?

Chính sách - Hạ tầng

24/03/2021 14:23

Nếu chậm thu phí, cứ 1 năm thành phố phải trả lãi vay phát sinh 480 tỷ đồng, tổng thời gian thu sẽ kéo dài thêm 6 năm do lãi vay phát sinh.

Nhiều người thắc mắc, khoảng 10 năm trước đã thu phí cho dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội, giờ lại tiếp tục thu cho đoạn từ nút giao Trạm 2 đến cầu Đồng Nai, trong khi dự án vẫn chưa hoàn thành mở rộng...

Mở rộng cửa ngõ phía Đông TP HCM

Thông tin từ 1/4/2021 trạm thu phí trên tuyến Xa lộ Hà Nội (XLHN) sẽ hoạt động trở lại để phục vụ thu phí hoàn vốn cho dự án mở rộng từ cầu Sài Gòn đến cầu Đồng Nai đã triển khai từ 10 năm trước đang nhận được sự quan tâm của dư luận, nhất là giới tài xế.

cdn-baogiaothong-vn_img-bgt-2021-duong-xa-lo-ha-noi-doan-nut-giao-dai-hoc-quoc-gia-tp-hcm-1616504315-width1280height749(1).jpg

Xa lộ Hà Nội đoạn nút giao Đại học Quốc gia TP HCM,

Nhiều người thắc mắc bởi dự án chưa hoàn thành toàn bộ, còn hơn 4km từ Trạm 2 đến cầu Đồng Nai và đường song hành bên trái tuyến nhưng vấn được thu phí.

Nguyễn Mai Bảo Trâm, Phó tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM (Công ty CII) cho biết, trước năm 2009, tuyến XLHN và QL1A (dài khoảng 15,7 km) từ chân cầu Sài Gòn phía quận 2 đến ngã ba Tân Vạn (phía chân cầu Đồng Nai và TX Dĩ An, tỉnh Bình Dương) rất nhỏ hẹp (mỗi chiều chỉ có 2 làn xe), thường xuyên ách tắc.

UBND TP HCM đã nhiều lần kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia theo hình thức BOT nhưng rất ít nhà đầu tư hưởng ứng. Bởi tuyến XLHN lúc đó đang có trạm thu phí hoàn vốn cho 2 dự án khác, nếu đầu tư phải chờ đến 10 năm sau mới được thu phí.

Sau nhiều lần xem xét và thực hiện chặt chẽ theo các quy định của pháp luật, dự án BOT mở rộng XLHN đã được UBND TP HCM giao Công ty CII làm nhà đầu tư, hợp đồng được ký ngày 25/11/2009, tổng vốn đầu tư 2.287 tỷ đồng, chưa bao gồm lãi vay, chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu và chi phí duy tu trong thời gian chờ thu phí.

Trong quá trình dự án triển khai thi công, do ngân sách thành phố khó khăn, để hoàn thành đồng bộ cho tuyến đường và cập nhật chi phí lãi vay (theo luật định), UBND TP HCM và Công ty CII tiếp tục ký phụ lục hợp đồng bổ sung một số hạng mục khác trên tuyến đường.

Trong đó có xây dựng 2 cầu và đường vào Suối Cái trên 2 đường song hành, cải tạo đoạn rạch Suối Cái; bổ sung thêm dự án xây dựng nút giao thông tại cổng chính Đại học Quốc gia và chi phí đền bù GPMB (phần kinh phí còn lại) của dự án đền bù GPMB (đoạn tỉnh Bình Dương). Chỉ riêng chi phí đền bù giải tỏa đã là 1.410 tỷ đồng (giá đền bù duyệt năm 2009) nên tổng vốn đầu tư được điều chỉnh lên 4.905 tỷ đồng.

Theo quy hoạch, mặt cắt ngang của tuyến được UBND TP quy hoạch rộng 113,5m và 153,51m; quy mô từ 14-20 làm xe. Dự án gồm 3 đoạn: từ cầu Sài Gòn đến nút giao Bình Thái (dài 6,2km), từ nút Bình Thái đến nút giao Trạm 2 (dài 5,3km) và từ nút giao Trạm 2 đến nút giao Tân Vạn (dài 4,2km). Thời điểm bắt đầu thu phí theo quy định trong phụ lục hợp đồng BOT là từ ngày 1/10/2018.

Chậm thu phí mỗi năm sẽ phải thu phí thêm 6 năm

Vì sao BOT Xa lộ Hà Nội chưa xong vẫn được thu phí? 2

Trạm thu phí Xa Lộ Hà Nội sẽ thu phí trở lại từ 1/4/2021

Ghi nhận của PV Báo Giao thông, đến nay, dự án đã hoàn thành 100% trục đường chính đoạn từ cầu Sài Gòn đến nút giao Đại học Quốc gia; nâng cấp, rải nhựa toàn bộ đoạn qua TP Dĩ An (Bình Dương) cho xe lưu thông; hoàn thành 93% trục đường song hành bên phải và 74% trục đường song hành bên trái.

Về chi phí đầu tư, theo kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, đến 31/12/2018, tổng chi phí đầu tư là 3.016 tỷ đồng.

Trong khi đó, theo nhà đầu tư, đến 31/12/2020, do phát sinh chi phí xây dựng các hạng mục còn lại của công trình khi nhận thêm mặt bằng, chi phí bảo quản tuyến đường, chi phí vốn trong 2 năm 2019 và 2020 nên tổng chi phí thực tế lên đến 4.085 tỷ đồng. Đồng thời, nhà đầu tư đã lắp đặt hoàn chỉnh thiết bị thu phí tự động cho 8/16 làn thu phí.

“Như vậy, với việc đã thi công trên tất cả các mặt bằng được nhận bàn giao, toàn bộ trục chính từ cầu Sài Gòn đến nút giao Đại học Quốc gia đã được nghiệm thu và đưa và sử dụng, nhà đầu tư đã đáp ứng điều kiện thu phí theo Luật định và hợp đồng đã ký”, bà Trâm nói.

Lý giải thêm nguyên nhân dự án chưa hoàn thành toàn bộ nhưng lại được thu phí, bà Trâm cho biết, theo hợp đồng mà Công ty CII ký với UBND TP HCM từ tháng 11/2009, nhà đầu tư phải bỏ tiền ra làm đường, nhưng chờ 10 năm sau, tức 1/1/2019 mới được thu phí. Bởi lúc đó, dự án thu phí hoàn vốn cho cầu Rạch Chiếc dự kiến đến 31/12/2018 mới kết thúc.

Tuy nhiên, do lưu lượng phương tiện tăng, năm 2017 đã hoàn thành thu phí hoàn vốn cho cầu Rạch Chiếc. Lúc này, UBND TP HCM và Công ty CII đàm phán để ký phụ lục hợp đồng, bổ sung thêm một số hạng mục đầu tư, thời gian thu phí là 1/10/2018.

Nhưng đến thời điểm đó, nhà đầu tư vẫn không được chấp thuận cho thu phí. Nhà đầu tư rất muốn hoàn thành toàn bộ dự án, nhưng đến nay mặt bằng đoạn QL1 từ Trạm 2 đến cầu Đồng Nai vẫn chưa được bàn giao.

“Theo phương án tài chính, nếu dự án XLHN được thu phí hoàn vốn từ ngày 1/10/2018, tổng thời gian thu phí hoàn vốn là 17 năm 9 tháng. Nếu chậm thu phí, cứ 1 năm thành phố phải trả lãi vay phát sinh 480 tỷ đồng, tổng thời gian thu sẽ kéo dài thêm 6 năm do lãi vay phát sinh”, bà Trâm lý giải.

UBND TP HCM vừa ban hành quyết định cho phép thu phí giao thông trên Xa lộ Hà Nội để hoàn vốn dự án mở rộng xa lộ này. Chủ đầu tư cho biết, sẽ giảm 50% mức giá đối với xe của cư dân hai bên đường không kinh doanh. Thời gian thu phí bắt đầu từ 0h ngày 1/4/2021. Việc thu phí này nhằm hoàn vốn cho dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội đã triển khai thi công xây dựng hơn 10 năm qua.

Phan Tư
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement