Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vi khuẩn "ăn thịt người"tái xuất tại Hòa Bình

Sức khỏe

06/07/2020 14:53

Mới đây, một nam bệnh nhân 53 tuổi mắc bệnh Whitmore đã nhập viện và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết tại đây đang điều trị cho một nam bệnh nhân 53 tuổi mắc bệnh Whitmore. Trước đó, trong lúc đi làm ngoài đồng, bệnh nhân đã bị cọc tre nhọn ở bờ ruộng đâm vào bàn chân. Vết thương sâu, rộng, tạo đường hầm, sau đó nhiễm khuẩn và hoại tử.

Vết thương bàn chân hoại tử của bệnh nhân mắc bệnh Whitmore. Ảnh: Bác sĩ cung cấp 
Vết thương bàn chân hoại tử của bệnh nhân mắc bệnh Whitmore. Ảnh: Bác sĩ cung cấp 

Bệnh nhân đã điều trị 1 tuần ở nhà bằng kháng sinh nhưng bệnh tiến triển nặng hơn. Khi được đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình, bệnh nhân đã trong tình trạng suy đa phủ tạng, hôn mê sâu, suy hô hấp phải thở bằng máy, huyết áp không đo được, suy gan cấp, suy thận cấp; vết thương vùng chân trái nhiễm khuẩn, nhiều mủ và tổ chức hoại tử.

Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành xử trí cấp cứu để đảm bảo chức năng hô hấp, nâng huyết áp và các chỉ số sinh tồn khác. Các bác sĩ liên khoa đã hội chẩn, thống nhất nghĩ nhiều đến suy đa tạng do Burkholderia pseudomallei (bệnh Whitmore).

Bác sĩ đã lấy bệnh phẩm nuôi cấy tìm vi khuẩn, bệnh nhân được sử dụng kháng sinh phối hợp phổ rộng, trong đó có kháng sinh đặc trị Whitmore. Theo bác sĩ Hoàng Công Tình, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình bệnh nhân hiện vẫn trong tình trạng nặng nhưng các tạng suy đã có dấu hiệu cải thiện, đã giảm được liều thuốc co mạch mà vẫn duy trì huyết áp trong giới hạn cho phép.

Bệnh Whitmore hiện chưa có vắc-xin dự phòng. Vi khuẩn gây bệnh có trong đất và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc với đất nhiễm khuẩn hoặc bệnh nhân hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này. Vi khuẩn Whitmore thâm nhập vào cơ thể qua vùng da bị trầy xước tiếp xúc trực tiếp với nước hay đất nhiễm khuẩn hoặc hít phải bụi đất, bùn, nước có chứa loại vi khuẩn này gây nhiễm trùng tại chỗ hoặc toàn thân. Thể cấp tính, bệnh nhân có thể tử vong trong vòng vài ngày.

Bệnh nhân hiện vẫn trong tình trạng nặng đã có dấu hiệu cải thiện. Ảnh: NLĐO
Bệnh nhân hiện vẫn trong tình trạng nặng đã có dấu hiệu cải thiện. Ảnh: NLĐO

Những năm gần đây, các cơ sở y tế ghi nhận nhiều ca bệnh Whitmore nên bác sĩ đã cảnh giác hơn với loại vi khuẩn này, hạn chế bỏ sót ca bệnh. Nhiều người gọi vi khuẩn gây bệnh Whitmore là vi khuẩn "ăn thịt người".

Hồi tháng 9 năm ngoái, hàng chục người đã nhập viện Bạch Mai do nhiễm “vi khuẩn ăn thịt người”.

Căn bệnh này còn có tên là Whitmore là do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Đây là căn bênh không phải mới và hiếm gặp mà bị "bỏ quên". Bệnh này đã được ghi nhận lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1911, xuất hiện tại Việt Nam từ 1936.

Vi khuẩn Whitmore sống rất dai, có thể sống nhiều năm liền trong môi trường đất và nước đã bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn Whitmore xâm nhập vào cơ thể qua vùng da trầy xước. Vi khuẩn từ vết xước đi vào máu gây nhiễm trùng máu hay áp xe hoại tử nhiều cơ quan trong đó có da và vùng da bị bệnh gây loét hoại tử nên bị gọi là "ăn thịt người".  

Bệnh này không lây từ người sang người và cũng không dễ bị nếu vệ sinh sạch sẽ, gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ em, thường xuất hiện ở nơi khí hậu nhiệt đới gió mùa.

AN LY (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement