Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

VDSC: Dịch Covid-19 khiến tín dụng càng chảy vào bất động sản

Dịch bệnh có thể có tác động “kiểu chữ K”: các thành phần kinh tế bị ảnh hưởng với thời gian và độ mạnh yếu khác nhau. Điều này dẫn đến tình trạng cầu tín dụng vẫn ổn định ở một số vùng và ngành nghề, trong đó có bất động sản.

Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng vừa công bố của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho hay tăng trưởng tín dụng tháng 6 đạt 6,5% so với đầu năm, tương đương với mức tăng trưởng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, số dư huy động tăng 4,1% so với đầu năm và 13,2% theo năm.

VDSC nhận định, động lượng tăng tín dụng dường như được đẩy mạnh so với một tháng trước đó, thể hiện qua độ dốc cao hơn so với tháng 5/2021. So với số liệu công bố tính đến ngày 21/6 (tăng trưởng tín dụng và huy động lần lượt là 5,5% và 3,1% so với đầu năm), cơ sở tín dụng và tiền gửi đều tăng mạnh 1% chỉ trong vài ngày cuối tháng 6.

Tính từ đầu năm, tăng trưởng tín dụng đã cải thiện so với năm ngoái với sự hỗ trợ của nền so sánh thấp, với độ dốc trong tăng trưởng nửa đầu năm 2021 gần như tương đương với năm 2019. Trong khi đó, tăng trưởng huy động cũng theo kịp tốc độ của năm ngoái. Chênh lệch tăng trưởng tín dụng và tiền gửi cũng đạt mức dương kể từ tháng 5.

VDSC dự báo nền tảng thanh khoản tốt đủ tạo ra chênh lệch tăng trưởng tín dụng - huy động dương kéo dài trong 1-1,5 năm. Do vậy, công ty chứng khoán này không cho rằng chênh lệch hiện tại phản ánh sự thiếu hụt thanh khoản.

Do dịch bùng phát, nhiều biện pháp giãn cách đã được áp dụng. Một số ngân hàng lo ngại về rủi ro tín dụng gia tăng ở phía khách hàng và dự báo tình hình này sẽ duy trì trong quý 3/2021. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn công bố lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong năm 2020 và nửa đầu năm nay.

Nói cách khác, có thể có tác động “kiểu chữ K”: các thành phần kinh tế bị ảnh hưởng với thời gian và độ mạnh yếu khác nhau. Điều này dẫn đến tình trạng cầu tín dụng vẫn ổn định ở một số vùng và ngành nghề, mà nguồn lực đang được phân bổ vào. Bất động sản đã là một trong số đó, vốn khiến cơ quan quản lý lo ngại về việc rủi ro đầu cơ.

Trong quý 3, khảo sát cho thấy các ngân hàng thương mại thận trọng về tăng trưởng tín dụng hàng năm vì các diễn biến đại dịch phức tạp, trong khi dự báo tăng trưởng huy động không thay đổi so với trước đó. Cuộc khảo sát phản ánh dự báo lần lượt là 11,2% và 9,6% cho tăng trưởng tín dụng và huy động.

Tuy nhiên, VDSC cho rằng trừ khi được phê duyệt mở rộng hạn mức tín dụng lần thứ 3, tăng trưởng tín dụng có khả năng rơi vào khoảng 9,5-10,5% so với đầu năm vào cuối quý 3. Hiện tại, nguồn cầu vẫn duy trì tại một số thành phần kinh tế, nhưng các thủ tục giấy tờ đang bị ảnh hưởng, dẫn đến hạn chế trong giải ngân. Trong khi đó, hoạt động gửi tiền vẫn có thể thực hiện online dễ dàng.

Về vấn đề cắt giảm lãi suất cho vay, VDSC cho rằng tác động đối với các ngân hàng thương mại nhìn chung ở mức trung bình, nhưng sẽ có áp lực ngắn hạn.

Trong năm ngoái, khi đợt giảm lãi suất xảy ra, các ngân hàng thương mại đã tiến hành hạ lãi suất huy động như một công cụ chủ chốt để giữ NIM (biên lãi ròng) duy trì tăng trưởng bảng cân đối và phù hợp lãi suất điều hành mới.

Một số tổ chức tài chính, bao gồm các ngân hàng và công ty tài chính tiêu dùng, cũng cắt giảm chi phí hoạt động để đạt được mức hiệu quả. Điều này dẫn đến việc các ngân hàng niêm yết công bố tăng trưởng lợi nhuận vượt trội từ quý 4/2020 cho đến quý 2/2021.

Ở thời điểm hiện tại, VDSC cho rằng diễn biến đang có phần tương tự như năm ngoái. Nhìn chung, NIM dự kiến vẫn có thể bền vững tại mức cao hơn trước đại dịch, nhưng thấp hơn mức đỉnh trong trong giai đoạn trước.

TRẦN ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement