Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

VCBS dự báo giá điện có thể tăng tiếp trong năm nay

Thị trường 24h

12/01/2024 17:07

Giữa bối cảnh tình hình tài chính của EVN vẫn còn khó khăn, tăng giá điện 2 lần trong năm 2023 vẫn không đủ bù lỗ, Công Ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo sẽ có một đợt điều chỉnh tăng giá điện trong năm 2024.

Trong báo cáo triển vọng 2024 mới đây, VCBS dự báo giá bán bình quân trên thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm 2024 khi sản lượng nhiệt điện với giá thành sản xuất cao sẽ được tăng cường huy động do ảnh hưởng từ El Nino, trước khi hiện tượng này hạ nhiệt vào năm 2025.

VCBS kỳ vọng chu kỳ La Nina sẽ chính thức quay trở lại và giá nguyên vật liệu đầu vào như than đá và khí đốt sẽ quay trở lại mức giá ở giai đoạn 2020-2021.

Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu tại khu vực châu Á hạ nhiệt sẽ mang đến tín hiệu tích cực cho quá trình đàm phán hợp đồng mua bán điện PPA và hợp đồng mua bán khí GSA giữa các chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện khí LNG và EPTC, PV GAS.

VCBS dự báo giá điện có thể tăng tiếp trong năm nay- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Khó khăn lớn nhất hiện nay là vấn đề đàm phán tỷ lệ sản lượng điện hợp đồng (Qc) làm cơ sở để các chủ đầu tư có thể thu hồi được vốn đầu tư và đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính với các ngân hàng hiện nay, theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh.

Bộ phận phân tích đánh giá giá bán lẻ điện có khả năng sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng trong năm 2024.

Sau hai lần điều chỉnh tăng, giá bán lẻ điện bình quân hiện ở mức 2.006 đồng/kWh, vẫn thấp hơn khoảng 4,5% so với giá thành sản xuất được ước tính trong năm 2023 của EVN (2.098 đồng/kWh).

“Nhiều khả năng sẽ có một đợt điều chỉnh tăng giá điện trong năm 2024 trong bối cảnh tình hình tài chính của EVN vẫn còn khó khăn do tỷ lệ các nguồn nhiệt điện có giá thành cao như nhiệt điện than và nhiệt điện khí được tăng cường huy động”, VCBS dự báo.

Nhận định trên của VCBS được đưa ra dựa trên cơ sở sản lượng điện thương phẩm có thể tăng trưởng lần lượt 5% và 9,1% trong năm 2023 và 2024 do hoạt động sản xuất công nghiệp trong nước sẽ phục hồi, những khó khăn của thị trường bất động sản được tháo gỡ, thời tiết khô nóng, El Nino tác động đến nhu cầu tiêu dùng điện.

Đặc biệt, các chuyên gia phân tích dự báo miền Bắc sẽ có nguy cơ cao thiếu điện trong mùa khô. Trong giai đoạn 2016-2022, phụ tải đỉnh tại khu vực miền Bắc có tốc độ tăng trưởng khá cao, ở mức 9,1% mỗi năm trong khi công suất nguồn điện mới chỉ tăng trưởng 5,9% mỗi năm.

Công suất nguồn điện cả nước tăng mạnh trong giai đoạn 2020-2021 chủ yếu nhờ đóng góp từ năng lượng tái tạo ở khu vực miền Bắc và miền Nam, trong khi các nguồn điện mới đi vào vận hành tại khu vực phía Bắc rất hạn chế.

"Các dự án nhiệt điện than lớn ở miền Bắc hầu hết đều bị chậm tiến độ so với kế hoạch ban đầu, gần đây nhất có sự bổ sung của Nhiệt điện Thái Bình 2 (1.200 MW) và Vân Phong I (1.432 MW)", báo cáo cho biết.

Hiện nay, cơ cấu nguồn điện tại khu vực phía Bắc chủ yếu là nhiệt điện than (58%) và thủy điện (41%). Do đó khi vào các tháng cao điểm mùa khô trong năm 2024, VCBS đánh giá miền Bắc khả năng cao sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu điện, theo Zing.

VCBS kỳ vọng 4.190 MW công suất năng lượng tái tạo chuyển tiếp sẽ đàm phán thành công giá bán tạm thời với EPTC và bắt đầu vận hành thương mại.

Tuy nhiên, công suất nguồn trong năm 2024 sẽ không có sự tăng trưởng cao so với các năm gần đây do các dự án nhiệt điện than lớn đang được triển khai hiện nay đều trong tình trạng chậm tiến độ.

Cùng với đó, các dự án nhiệt điện khí sử dụng nguồn khí nội địa sẽ bắt đầu vận hành vào năm 2026 theo kế hoạch và các dự nguồn điện khí LNG vẫn đang trong quá trình đàm phán hợp đồng mua bán điện. Công suất năng lượng tái tạo chững lại do các vướng mắc về chính sách, kế hoạch triển khai cũng như cơ chế giá phù hợp.

AN LY (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement