21/12/2020 08:54
Vay tiền không trả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Tùy theo trường hợp cho vay, người phạm tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù.
Vay tiền không trả, xử lý thế nào?
Vay nợ là vấn đề dân sự được điều chỉnh bởiBộ luật Dân sự 2015.
Cụ thể, theo trang Luatvietnam, tại Điều 466 Bộ luật Dân sự quy định:Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Như vậy, trả nợ khi đến hạn là nghĩa vụ của người đi vay. Nếu đến hạn trả nợ nhưng bên vay không trả, có 02 trường hợp xảy ra như sau:
- Trường hợp 1:Bên vay không trả nợ do không có khả năng chi trả và không có dấu hiệu bỏ trốn hay dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì đây sẽ là tranh chấp dân sự. Để đòi lại được tiền, bên cho vay có thể đến Tòa án dân sự để thực hiện thủ tục kiện đòi tài sản.
- Trường hợp 2:Nếu bên vay có thể trả nợ nhưng không trả mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Ảnh minh họa |
Có bị truy cứu hình sựkhi cố tình không trả nợ?
Theo các phân tích từ bên trên,vay tiền nhưng không trả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
TheoĐiều 175 Bộ luật Hình sự 2015,sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định, các hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là:
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Mức xử phạt đối với hành vivay tiền nhưng cố tình không trả
Tùy theo từng mức vay, người thực hiện một trong các hành vi trên có thể bịphạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Cụ thể:
- Giá trị tài sản từ 04 triệu đến dưới 50 triệu đồng;
- Giá trị tài sản 04 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng các khung hình phạt tăng nặng khác là:
- Phạt tù từ 02 năm đến 07 nămkhi: Phạm tội có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Tái phạm nguy hiểm…
- Phạt tù từ 05 - 12 nămkhi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng.
- Phạt tù từ 12 - 20 nămkhi chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên.
Bên cạnh đó, hình phạt bổ sung của tội này là tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp