Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Văn khấn cúng ông Công ông Táo chầu trời 23 tháng Chạp năm 2019

Sức khỏe

27/01/2019 14:46

Hướng dẫn cúng ông Công ông Táo cách sắm lễ và bài văn khấn Táo quân theo phong tục cổ truyền của dân tộc.

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày Táo Quân về trời. Cho đến đêm Giao thừa, Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.Các gia đình coi đây là ngày “chư thần chầu thiên”.

Vì thếngày này con cháu làm cơm tiễn ông Công ông Táo về trời, ngoài những lễ vật, mâm cỗ, vàng mã chuẩn bị cho cúng ông Táo còn có bài văn khấn cúng ông Công ông Táo vô cùng bài bản.

Van-Khan-Ong-Cong-On

Ý nghĩa lễ cúng ông Công ông Táo

Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Nhờ có vị thần này nên các hồn ma quỷ không xâm nhập được vào nhà để quấy nhiễu gia đình.

Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một vị, mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Trong bài vị người ta để danh hiệu của cả ba vị thần này, mỗi vị trông coi một việc khác nhau.

Thổ Công: trông coi việc bếp núc.

Thổ Địa: trông coi việc nhà.

Thổ Kỳ: trông nom việc chợ búa cho phụ nữ, hoặc việc sinh sản các vật ở vườn đất.

Bài vị của ba thần được lập chung và viết như sau:

Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân,

Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần,

Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ Phúc đức chính thần.

2306_1

Mỗi gia đình có riêng một Thổ công.Thổ Công là vị thần có nhiệm vụ ghi chép mọi việc tốt xấu xảy ra trong mỗi gia đình. Lễ cúng Thổ Công quan trọng nhất là ngày tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp (còn gọi là tết ông Công).

Trong ngày lễ này, sau khi cúng ông Công ông Táo xong, Thổ Công lên chầu Thượng Đế để báo cáo những điều tai nghe, mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được. Còn các gia đình sẽ hóa vàng, mũ, áo, hia của năm trước đổ tro ra sống và phóng sinh cho con cá chép để cho ông cưỡi lên trời. (quan niệm dân gia cho rằng: cá chép sau khi được phóng sinh sẽ hóa thành rồng để cho ông Táo cưỡi.).

Sắm lễ cúng ông Công ông Táo

Sắm lễ cúng ông Táo: Mũ thổ công: Mũ Thổ Công là một cỗ gồm ba chiếc: 1 mũ đàn bà và 2 mũ đàn ông không có hai cánh chuồn. Nếu thờ 3 chiếc là thờ đủ mũ cho ba vị thần còn nếu thờ 1 mũ thì đó là mũ Thổ Công.

Mũ được làm bằng giấy, mũ thường đi kèm với một chiếc áo và một đôi hia. Dưới mũ đặt 100 thoi vàng giấy. Mũ, áo, hia mỗi năm một màu hợp với ngũ hành: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ (trắng-xanh-đen-đỏ-vàng) mỗi năm có một hành riêng, mỗi hành có một màu nhất định.

images664059-anh-12-1454174631758-0-22-441-622-crop-1454174650356

Năm có hành Kim: cúng mũ màu trắng.

Năm có hành Mộc: cúng mũ màu xanh.

Năm có hành Thủy: cúng mũ màu đen.

Năm có hành Hỏa: cúng mũ màu đỏ.

Năm có hành Thổ: cúng mũ màu vàng.

Cũng như bài vị Thổ Công, hàng năm mũ cũng được đem hóa vào ngày tết Táo quân và được thay cỗ mũ khác để thờ cho đến tết Táo quân năm sau.

Việc cúng tiễn ông Táo được thực hiện tại gia. Lễ cúng ông Táo gồm có:

- Một mâm cỗ mặn, bánh kẹo, trầu cau, rượu...

- Ba bộ mũ áo, hia hài táo quân cùng vàng nén.

- Ba cá chép sống.

- Nhang thơm, bình hoa tươi cùng các loại quả tươi đẹp.

Văn khấn cúng ông Công ông Táo chuẩn

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Tín chủ con là :........................ Ngụ tại :..................

CHẤN HƯNG (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement