Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vẫn còn 50 người mất tích do bão số 9 và đợt mưa lũ trước đó

Chính sách - Hạ tầng

31/10/2020 14:01

Tính đến sáng 31/10, bão số 9 và mưa lũ đã làm 27 người chết, nhiều tuyến đường quốc lộ và địa phương bị ảnh hưởng nặng.

Theo báo cáo của các địa phương, thiệt hại do bão số 9 và mưa lũ tính đến 7h ngày 31/10 khiến 27 người chết, 50 người mất tích, 67 người bị thương...

Cụ thể, có 27 người chết. Trong đó, tỉnh Quảng Nam có 23 người, gồm: Nam Trà My: 17 người (tăng 2 người tìm thấy ở Trà Leng); Bắc Trà My: 1 người; Phước Sơn 5 người. Gia Lai: 1 người, Đắk Lắk: 1 người. Nghệ An: 2 người (tăng 2 người).

Còn 50 người mất tích (tăng 3 người so với báo cáo 29/10 gồm 4 người Nghệ An và 1 người Kon Tum, giảm 2 người ở Trà Leng (Quảng Nam), gồm: Quảng Nam 22 người (Nam Trà My: 13; Phước Sơn: 8, Hiệp Đức 1);  Bình Định 23 người ; Nghệ An 4 người , Kon Tum 1 người.

Số người bị thương là 67 người (tăng 22 người so với báo cáo ngày 29/10 gồm Q.Nam tăng 1 người, Bình Định 17 người, Kon Tum 1 người), gồm:  Quảng Nam: 46 người (Nam Trà My 46 người); Bình Định 17 người, Nghệ An: 3; Kon Tum: 1 người.

Lực lượng công an huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) sơ tán người dân đến nơi an toàn. Ảnh: CAND
Lực lượng công an huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) sơ tán người dân đến nơi an toàn. Ảnh: CAND

Các địa phương đã sơ tán 4.115 hộ dân ra khỏi khu vực bị ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất (Nghệ An 2.916 hộ, Hà Tĩnh 1.199 hộ).

Thiệt hại về giao thông, 63 cầu bị hư hỏng; 22 cống bị bồi lấp, hư hỏng.

Nhiều tuyến đường quốc lộ và địa phương bị ảnh hưởng, các địa phương đang thống kê, đánh giá thiệt hại. Tại Nghệ An: một số điểm trên các tuyến Quốc lộ 15, 46 và 46B và đường giao thông địa phương bị sạt lở (73,42km). Tại Hà Tĩnh: Quốc lộ 8A, 15, 12C và một số tuyến đường địa phương tại huyện Vũ Quang, Đức Thọ, Can lộc và Kỳ Anh có nhiều điểm bị sạt lở.

QL 1A đoạn quan xã Xuân Lam (huyện Nghi Xuân) bị ngập.
QL 1A đoạn quan xã Xuân Lam (huyện Nghi Xuân) bị ngập.

Về cung cấp điện, hiện đã có 366 xã được cung cấp điện trở lại, còn 359 xã bị mất điện (7 tỉnh gồm: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum. Các tỉnh Quảng Bình, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk đã khôi phục xong, cung cấp điện cho toàn tỉnh.

Hiện tại, EVN đang tiếp tục huy động các nguồn lực để kiểm tra và khôi phục để cấp điện nhanh nhất cho các phụ tải khi đảm bảo các điều kiện về an toàn.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo, từ đêm nay 30/10 - 31/10, ở Bắc Trung bộ, trọng tâm là các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình lại có mưa rất lớn, có nơi sẽ mưa trên 300mm. 

Nguyên nhân mưa lũ gia tăng trở lại (đợt 2) là do tác động trực tiếp của không khí lạnh từ phía Bắc tăng cường xuống gặp nhiễu động trong đới gió Đông trên cao, tạo thành tổ hợp thời tiết nguy hiểm.

Trong khi đó, tại khu vực Trung Trung bộ, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 9, từ đêm nay 30 - 31/10, các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam cũng có mưa rất to với vũ lượng 150-300mm, có nơi trên 400mm. Các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi có mưa 100-200mm.

Trước tình hình này, để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công điện số 1500/CĐ-TTg ngày 28/10 và công điện số 1503/CĐ-TTg ngày 29/10, chiều 30/10, văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã ký công văn số 166 gửi ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tất cả các tỉnh miền núi đề nghị thực hiện ngay các nhiệm vụ quan trọng sau: Khẩn trương rà soát các nhà dân, cơ sở hạ tầng có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng lũ quét, sạt lở đất, các hộ dân sống ven sông, suối; kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường, các sự cố, cắm biển cảnh báo nguy hiểm, bố trí lực lượng kiểm soát, cương quyết không để người dân ở lại những khu vực đã xác định có nguy cơ lũ quét, sạt lở cao.

Ban chỉ đạo Trung ương cũng đề nghị các tỉnh chỉ đạo đài phát thanh, truyền hình tỉnh, huyện, xã và các phương tiện thông tin của địa phương tăng cường thông tin về mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất cùng các biện pháp phòng tránh đến từng người dân, nhất là tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xa. 

Triển khai khẩn cấp các phương án phòng chống lũ quét, sạt lở đất và chủ động di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở; sẵn sàng nhân lực, vật tư, trang thiết bị theo phương châm "4 tại chỗ", đảm bảo kịp thời tiếp cận ứng cứu khi có tình huống xảy ra, nhất là lũ quét, sạt lở đất trên phạm vi rộng; bảo đảm an toàn hồ đập và xử lý các tình huống xấu.

(Tổng hợp)

HOÀNG GIA
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement