Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vải thiều Việt Nam "cháy hàng" tại Singapore

Chính sách - Hạ tầng

03/07/2020 08:57

Sau 2 tuần lên kệ tại siêu thị Singapore, vải Việt Nam đã được người tiêu dùng nước này mua sạch.

Vải thiều Việt Nam lần đầu vào hệ thống siêu thị Singapore 

Tính đến giữa tháng 6/2020, gần 50 tấn vải đã được xuất khẩu sang Singapore từ cảng Hải Phòng. Năm 2020 là năm đầu tiên vải thiều có thương hiệu, được xử lý đóng gói bài bản qua kênh nhập khẩu chính thức của Tập đoàn bán lẻ FairPrice đã được đưa vào thị trường Singapore với quy mô lớn.

Vải luôn được coi là trái cây cao cấp và có mức giá cao so với các loại trái cây khác trên thị trường Singapore. Hàng năm người dân nơi đây tiêu thụ số lượng lớn vải.Vải thiều Việt Nam hiện được bán với giá 6SGD/kg ngay cùng mức giá với vải Trung Quốc đang bán tại Singapore. Tuy nhiên, do chất lượng và màu sắc trái vải đẹp tươi hơn hẳn, người tiêu dùng Singapore đã ngay lập tức “phải lòng” với trái vải Việt Nam. Sau 2 tuần lên kệ, nhiều siêu thị đã không còn vải để bán. 

Chất lượng vải thiều Việt Nam chinh phục người tiêu dùng Singapore. 
Chất lượng vải thiều Việt Nam chinh phục người tiêu dùng Singapore. 

Những năm trước đây, vải thiều Việt Nam đã xuất hiện với quy mô nhỏ tại các chợ dân sinh ngoài trời của người dân Singapore (nguyên cuống, không đóng hộp, người mua tự chọn mua giống như tại các chợ ở Việt Nam).

Tuy nhiên, do bán tại chợ ngoài trời, không qua xử lý, không đảm bảo nhiệt độ tối ưu, đã dẫn đến thực trạng lượng hàng bán chậm, trái vải bị hỏng nhanh, xuống màu, khiến cho các nhà nhập khẩu nhỏ ngần ngại ký kết hợp đồng cho các mùa vụ tiếp theo.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc đưa trái vải vào hệ thống bán lẻ, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam đã liên tục tổ chức các đoàn đưa nhà nhập khẩu trái cây Singapore về Việt Nam trong 3 năm liền để tìm kiếm các sản phẩm trái cây mới của Việt Nam.

Ngay từ đầu mùa vải, Thương vụ đã phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại và Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang tổ chức hội thảo trực tuyến để quảng bá trái vải Việt Nam và kết nối với doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.

Đối với chuỗi siêu thị FairPrice, hiện nắm tới 70% thị phần bán lẻ của Singapore, Thương vụ đã xây dựng mối quan hệ trao đổi thường xuyên với Đại diện mua hàng của phía bạn để giới thiệu và thuyết phục nhập khẩu các mặt hàng mới.

Trong bối cảnh Singapore vẫn tiến hành các biện pháp để kiểm soát dịch COVID-19, việc triển khai chiến dịch truyền thông để quảng bá trái vải không thể thực hiện được. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho việc đưa trái vải vào thị trường Singapore ổn định trong những năm tiếp theo, Thương vụ đang cùng phía Fair Price rà soát lại các khâu và rút kinh nghiệm.

Dự kiến, trong mùa vải mới, Thương vụ sẽ chủ trì, phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Hải Dương và tập đoàn FairPrice tổ chức “Ngày vải Việt Nam tại Singapore”.

Hiện nay, Thương vụ đang phối hợp với các chuyên gia Singapore để thiết kế tờ rơi bằng tiếng Anh giới thiệu và quảng bá câu chuyện trái vải của Việt Nam, giới thiệu dinh dưỡng, cách bảo quản trái vải tại nhà nhằm chuẩn bị sự kiện này.

Các thuận lợi, khó khăn khi đưa trái vải vào thị trường Singapore

Singapore là thị trường quen thuộc với trái vải và người dân ưa chuộng, tiêu thụ với số lượng lớn. Vì vậy, trái vải Việt Nam không mất thời gian làm quen, chinh phục để thử nghiệm như ở thị trường Úc hay thị trường Nhật (bao bì thường chỉ đóng từ 2-300g/hộp).

Mức giá trái vải của Việt Nam rất cạnh tranh so với vải Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc và chất lượng hơn hẳn. Tuy nhiên, khó khăn lớn hiện nay là khả năng đảm bảo nguồn cung hàng chất lượng cao cho Singapore.

Vải Thiều Việt Nam sẵn sàng chinh phục nhiều thị trường. 
Vải Thiều Việt Nam sẵn sàng chinh phục nhiều thị trường. 

Hiện nay, nguồn vải sang Singapore được xuất từ Vùng trồng bằng hệ thống tiêu chuẩn liên kết chuỗi khối OTAS Việt Nam để phục vụ thị trường Nhật Bản. Trong những năm tới, khi nhu cầu của thị trường Nhật Bản lớn hơn, nguồn vải này sẽ không đủ khả năng cung cấp cho Singapore.

Bên cạnh đó, theo đánh giá sơ bộ, khâu đóng gói, xử lý của Việt Nam chưa tốt, dẫn đến việc vải vẫn bị hỏng nhiều khi cập cảng Singapore. Vì vậy, siêu thị FairPrice đã phải tiến hành mở từng hộp, phân loại và đóng gói lại, dẫn đến đội chi phí. Cá biệt, vẫn còn những trái vải bị sâu đầu, thậm chí có dòi ở trong.

Nếu không làm tốt công tác kiểm dịch dẫn đến việc khách hàng Singapore khiếu nại siêu thị, chắc chắn, cánh cửa của trái vải Việt Nam vào thị trường bền vững sẽ rất khó khăn. Hiện nay, các chuyên gia Singapore cùng dự án STAMEQ đang thúc đẩy đưa vào triển khai Dự án thí điểm Chuỗi cung ứng lạnh, nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho trái vải và trái nhãn.

Sắp tới với sự hỗ trợ của chuyên gia Singapore và các nước, các vùng vải thiều của Việt Nam sẽ được quy hoạch đồng bộ, khép kín theo chuỗi, đảm bảo khả năng cung ứng lâu dài với mức giá cạnh tranh cho thị trường Singapore và thế giới.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement