Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vài chú ý nhỏ trong căn bếp nhà bạn, vừa tiết kiệm vừa giữ lửa gia đình

Sức khỏe

11/10/2018 18:03

Chúng ta thường tìm hiểu nhiều về những quy tắc chung và lớn lao, nhưng quên đi căn bếp của gia đình. Nó cũng có quy tắc riêng.

Nếu muốn đồ dùng quen thuộc trong căn bếp như nồi, chảo, dĩa, thớt hay những vật dụng khác được sủ dụng lâu hơn, chúng ta cần thường xuyên chăm sóc chúng đúng mức, theo Bright Side.

Bạn đang muốn tiết kiệm và cắt giảm chi tiêu cho đồ dùng bếp, hãy xem những chia sẻ hữu ích dưới đây.

Chênh lệch nhiệt độ

Vài chú ý nhỏ trong căn bếp nhà bạn, vừa tiết kiệm vừa giữ lửa gia đình

Nắp nồi bằng thủy tinh như trong ảnh là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là nút tay cằm bị siết khá chặt hoặc vết nứt có sẵn trước khi nấu, thay đổi nhiệt độ đột ngột. Tuy nhiên, có một nguyên nhân chung mà nhiều bà nội trợ gặp phải, đó là rửa nắp bằng nước lạnh, rồi ngay lặp tức đậy lên nồi hay chảo nóng.

Thông thường, nồi, chảo, chén, ly và nắp nồi bằng thủy tinh không chịu được sự sốc nhiệt. Các thói quen này có thể làm chúng bị vỡ ra: rót chất lỏng lạnh vào chảo nóng, đun nóng một món ăn trên bếp ngay sau khi lấy ra khỏi tủ lạnh, rửa chén đang nóng bằng nước lạnh.

Đồ dùng với lửa phù hợp

Vài chú ý nhỏ trong căn bếp nhà bạn, vừa tiết kiệm vừa giữ lửa gia đình

Các món ăn khác nhau cần có dụng cụ đúng chuẩn để nấu nướng.

Nồi inox (thép không gỉ) ít bị ăn mòn và biến màu. Giá thành rẻ và sử dụng lâu, khả năng chóng xước tốt. Tuy nhiên, loại nồi này có trọng lượng nặng nên chủ yếu dùng để nấu canh hay luộc.

Nhôm là dụng cụ nấu ăn được dùng phổ biến nhờ khả năng truyền nhiệt cao. Nó có trọng lượng nhẹ, có khả năng dẫn nhiệt tốt cũng như chịu được sự thay đổi nhiệt đột ngột.

Nồi nhôm có giá thành rẻ và độ bền cao theo thời gian. Hiện nay, nồi nhôm thường được xử lý bề mặt để có khả năng chống trầy xước, chống oxy hóa và chống dính. Nhưng lớp chống dính chỉ có thể sử dụng một thời gian, vì sẽ sớm bị bong ra.

Sử dụng sai chức năng

  
  

Sự sáng tạo, tính uyển chuyển là điều tuyệt với trong nấu ăn, nhưng bạn không nên mạo hiểm vì có những quy tắc riêng:

Một con dao nhà bếp thông thường không thể được sử dụng như dụng cụ mở hộp hay thùng.

Thùng, hộp nhựa chỉ được sử dụng để lưu trữ thực phẩm và sẽ bị biến dạng nếu để trong lò vi sóng;

Qua hình trên, bạn cũng biết lý do vì sao không dùng thớt nhựa để đậy thức ăn trong chảo nóng.

 Thớt đá không tốt cho dao sắc nhọn.

Vài chú ý nhỏ trong căn bếp nhà bạn, vừa tiết kiệm vừa giữ lửa gia đình

Tấm thớt bằng đá cẩm thạch trông bền và đẹp tuyệt. Tuy nhiên, chúng không tốt cho những con dao sắt nhọn. 

Bạn không thể cưỡng nổi sức hút của những tấm thớt như vậy, nhưng bạn nên chuẩn bị một khoản tiền nhỏ để thay dao thường xuyên.

Không sấy khô chung các dụng cụ làm bếp

Vài chú ý nhỏ trong căn bếp nhà bạn, vừa tiết kiệm vừa giữ lửa gia đình

Làm khô các dụng cụ đựng thức ăn theo cách như hình trên không phải là một ý tưởng hay. Thớt gỗ không thể khô nếu chúng tiếp xúc đồ dùng ướt. 

Ngoài ra, bạn rất khó để lấy một món đồ cần thiết trong mớ hỗn độn trên. Đó là chưa kể nếu sơ sảy, bạn sẽ làm vỡ thêm món nào đó.

 Dụng cụ nhà bếp có mùi

  
  

1. Đồ dùng nhà bếp có mùi hôi nếu không khí bị bí, ẩm ướt. Quy tắc đơn giản có thể giúp bạn tránh được vấn đề mùi hôi:

Bảo quản đồ dùng nhà bếp ở nơi thông gió. Đặc biệt cẩn thận với các đồ gốm, vì chúng hấp thụ mùi 

Không sấy đồ dùng nhà bếp trên khăn.

2. Vứt bỏ bông rửa chén và vải lau thường xuyên hơn.

3. Đừng bảo quản thức ăn trong thời gian dài. Nếu không, đồ dùng bếp có thể hấp thụ mùi và sẽ không có cách nào để loại bỏ.

Vệ sinh dụng cụ bếp làm từ chất liệu gang

Vài chú ý nhỏ trong căn bếp nhà bạn, vừa tiết kiệm vừa giữ lửa gia đình

Đồ dùng nhà bếp bằng chất liệu gang giống như những siêu anh hùng sợ nước. Lớp men phủ để bảo vệ chảo, chống rỉ sét và chế biến thức ăn không bị cháy.

Không ngâm chảo, nồi bằng gang trong nước quá lâu, không rửa mạnh, không chà xát vì sẽ làm bong tróc lớp bảo vệ.

Không ngâm thớt

  
  

Ngâm thớt gỗ trong nước quá lâu sẽ gây ra vết bẩn, rong rêu, hình thành vết nứt, nhất là xuất hiện vi trùng.

Quá trình oxi hóa, axit gây ăn mòn dụng cụ

Vài chú ý nhỏ trong căn bếp nhà bạn, vừa tiết kiệm vừa giữ lửa gia đình

Nước giấm = một dung dịch khử cặn. Quả thực hỗn hợp này phát huy tác dụng nhưng đồng thời cũng làm hỏng dụng cụ nhà bếp nếu ngâm chúng quá lâu.

Nhôm phản ứng hóa học với axit và cũng sẽ chuyển sang thực phẩm khi đựng hoặc nấu ăn. Các bác sĩ cảnh báo: quá nhiều nhôm trong cơ thể có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Nguồn gốc vết trầy xướt trên dụng cụ bếp

Vài chú ý nhỏ trong căn bếp nhà bạn, vừa tiết kiệm vừa giữ lửa gia đình

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể làm xước bề mặt dụng cụ bếp.:

Xương nhỏ. 

Sạn và muỗng có chất lượng thấp. Đồ dùng làm bằng nhựa là dễ bị nhất. 

Sỏi, cát hay xương mắt lại trong bông rửa chén. Ví dụ, thức ăn thừa có thể “ẩn” trong miếng bông rửa và làm hỏng bề mặt dụng cụ nhà bếp.

Máy rửa chén biến thành "dụng cụ tra tấn"

Vài chú ý nhỏ trong căn bếp nhà bạn, vừa tiết kiệm vừa giữ lửa gia đình

Nếu các dụng cụ nhà bếp biết nói ... chúng chắc chắn sẽ bảo rằng rất ghét máy rửa chén. Chất tẩy rửa dựa trên dung dịch kiềm và nhiệt độ cao, gây tác động xấu đối với nhiều loại đồ dùng. Dưới đây là một số điều cần lưu ý:

Màu bạc trên dụng cụ mất dần.

Dụng cụ bằng pha lê xuất hiện vết nứt.

Thớt gỗ bị hủy hoại vì sự tiếp xúc lâu với nước.

Muỗng, dao, nĩa bằng sắt bị rỉ.

Đồ dùng bằng thủy tinh thường xuyên bị vỡ. 

Dụng cụ nhôm bị tối màu.

Thêm chút quan tâm, chút chú ý và dụng tâm nhiều hơn vào trong căn bếp nhà bạn, không chỉ tiết kiệm chi tiêu cho gia đìn,h mà sinh khí tổ ấm sẽ vui vẻ hơn nhiều.

BĂNG DI
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement