Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vaccine Moderna khác gì với Pfizer?

Sức khỏe

20/12/2020 14:06

Vaccine COVID-19 của Moderna và Pfizer cùng điều chế bằng công nghệ RNA, song khác nhau về giá bán, hiệu quả sơ bộ và bảo quản...

Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine COVID-19 do hãng dược Moderna (Mỹ) sản xuất. Như vậy, cùng với vaccine COVID-19 của Pfizer-BioNTech, vaccine của Moderna sẽ được phân phối đến các trung tâm tiêm chủng của Mỹ. Vậy hai loại vaccine này khác nhau?

Độ hiệu quả của hai vaccine

Theo Bloomberg, Moderna thông báo vaccine mRNA-1273 đạt hiệu quả 94,5%, cao hơn so với 90% mà Pfizer đưa ra. Dữ liệu sơ bộ của hãng cho thấy các tác dụng phụ sau tiêm chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, không có lo ngại về an toàn.

Thử nghiệm giai đoạn cuối của vaccine Moderna tiến hành trên 30.000 người, ít hơn khoảng 10.000 người so với thử nghiệm của Pfizer. Tình nguyện viên của hai hãng đều được chia thành hai nhóm, tiêm giả dược và sử dụng vaccine.

Vaccine của Moderna đều có hiệu quả đối với các nhóm tuổi, không có sự khác biệt giới tính, sắc tộc và những người có các bệnh nền nặng. Nhưng ích lợi của vaccine Moderna lớn hơn rủi ro đối với những người từ 18 tuổi trở lên. 

Vaccine do hãng dược Moderna và Viện Y tế Quốc gia Mỹ phát triển. 
Vaccine do hãng dược Moderna và Viện Y tế Quốc gia Mỹ phát triển. 

Trong đó 95 người tham gia thử nghiệm vaccine Moderna đã nhiễm nCoV, chỉ có 5 trường hợp tiêm vaccine, còn lại dùng giả dược.

Pfizer ghi nhận 94 trong số gần 44.000 tình nguyện viên mắc Covid-19. Song hãng chưa công bố cụ thể số lượng người dùng vaccine và giả dược.

Thử nghiệm của hai hãng đều thực hiện theo phương pháp "mù đôi", có nghĩa các tình nguyện viên và cả nhân viên y tế đều không biết mình đã tiêm, phát vaccine hay giả dược. Đây là tiêu chuẩn vàng trong nghiên cứu khoa học.

Nhiệt độ bảo quản khác nhau

Vaccine Moderna cần được vận chuyển trong nhiệt độ khoảng -20C, tương tự như trong tủ đông thông thường. Trong khi đó, Pfizer cần được giữ ở nhiệt độ gần -75C, khiến việc vận chuyển khó khăn hơn nhiều.

Giống như vaccine Pfizer, vaccine Moderna cũng cần tiêm mũi thứ hai. Người được chủng ngừa phải tiêm liều Moderna sau liều đầu tiên 28 ngày.

Sự khác nhau của hai loại vaccine. Nguồn: Moderna, Pfizer, BioNTech.
Sự khác nhau của hai loại vaccine. Nguồn: Moderna, Pfizer, BioNTech.

Moderna là một phần trong Chiến dịch Thần tốc của chính phủ Mỹ, được đầu tư 955 triệu USD để phát triển sản phẩm. Trong khi Pfizer cho biết không nhận được bất kỳ khoản tài trợ liên bang nào. Song đối tác BioNTech được chính phủ Đức cung cấp 375 triệu euro (444 triệu USD) cho dự án vaccine.

Không đổ tiền cho giai đoạn nghiên cứu, Mỹ vẫn ký hợp đồng mua vào số vaccine trị giá gần 2 tỷ USD của Pfizer. Nước này cũng thỏa thuận mua vaccine Moderna với giá 1,53 tỷ USD.

Giá bán của hai loại vaccine

Dù thuận lợi trong khâu vận chuyển, giá bán của vaccine Moderna khiến nhiều chuyên gia e ngại. Do giá vaccine của Moderna đắt hơn so với hầu hết các đối thủ trên thị trường.

Phát biểu trên tờ tuần báo Đức Welt am Sonntag, Giám đốc điều hành Stephane Bancel của Moderna cho biết sẽ tính giá 25- 37 USD cho mỗi liều vaccine COVID-19 của họ, tùy thuộc vào số lượng đặt hàng của các chính phủ. Giá này sẽ được áp dụng đối với Mỹ và một số quốc gia thu nhập cao mà công ty dự định ưu tiên cung cấp. Mức giá này cao hơn nhiều so với vaccine của Pfizer. Hãng này cam kết bán 19,5 USD một liều vaccine.

Kỹ thuật viên của Pfizer đang kiểm tra vaccine tại phòng thí nghiệm ở St. Louis, Mỹ. Ảnh: Reuters.
Kỹ thuật viên của Pfizer đang kiểm tra vaccine tại phòng thí nghiệm ở St. Louis, Mỹ. Ảnh: Reuters.

Điểm chung của hai loại vaccine

Vaccine của Moderna và Pfizer đều được điều chế dựa trên phương pháp RNA. Đây là công nghệ mới, chưa từng được sử dụng trong quá khứ.

Về cơ bản, vaccine là chế phẩm tinh khiết của một hoặc nhiều thành phần virus (trong đó có protein) được tiêm vào cơ thể, cung cấp thông tin về "bản mẫu" của virus mà không gây bệnh. Bản mẫu này cho phép hệ miễn dịch làm quen với mầm bệnh và tiêu diệt virus sau này. Tuy nhiên, việc tạo ra protein của nCoV mất nhiều năm.

Các nhà khoa học tại Moderna và Pfizer đã sử dụng phương pháp thay thế để điều chế vaccine COVID-19 nhanh chưa từng thấy. Thay vì dùng protein của chính virus, các liều tiêm chỉ mang thông tin di truyền (mRNA) vào cơ thể. Vật chủ sau đó tự sản xuất protein và đào tạo hệ miễn dịch chống lại mầm bệnh.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement