Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Vaccine COVID-19 do Việt Nam nghiên cứu đang có tiến độ ra sao?

Sức khỏe

13/08/2020 13:35

Việt Nam đang có 4 đơn vị nghiên cứu vaccine cho kết quả khả quan. Bộ Y tế dự kiến đến cuối năm 2021 sẽ có vaccine COVID-19 “made in Vietnam”.

Việt Nam có 4 đơn vị nghiên cứu vaccine

Theo thông tin từ Bộ Y tế, Việt Nam hiện có 4 đơn vị nghiên cứu, phát triển vaccine cho kết quả khả quan. Các đơn vị nghiên cứu phát triển vaccine COVID-19 trong nước đang tối ưu quy trình, chuẩn bị cho tiêm thử nghiệm trên người.

Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) là một trong những đơn vị có kết quả khả quan khi phát triển vaccine. Công ty này đang sử dụng công nghệ vector Baculovirus. VABIOTECH đã tiêm thử nghiệm trên chuột cho kết quả tốt.

Đặc biệt, vaccine có đáp ứng miễn dịch ở liều nhắc lại. Tuy nhiên, Chủ tịch Đỗ Tuấn Đạt chia sẻ, việc nghiên cứu thành công vaccine phòng COVID-19 là thách thức với các nhà sản xuất.

Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen là một trong 4 công ty đang nghiên cứu vaccine COVID-19. Ảnh: Tiền Phong
Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen là một trong 4 công ty đang nghiên cứu vaccine COVID-19. Ảnh: Tiền Phong

Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (IVAC) đang sử dụng công nghệ nuôi cấy trên trứng gà có phôi. Quy trình sản xuất này tương tự như vaccine cúm A/H5N1. Quy trình đã được thiết lập với công suất 3 triệu liều/năm. IVAC cũng chuẩn bị sản xuất những lô thử nghiệm đầu tiên.

Dự kiến tháng 10 đến tháng 12/2020, đơn vị này sẽ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một trên người và hai giai đoạn tiếp theo vào đầu năm 2021. Sau thử nghiệm, IVAC sẽ nâng cấp quy mô 30 triệu liều/năm. Đến tháng 4/2021, đơn vị sẽ nộp hồ sơ cấp phép vaccine COVID-19.

Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vaccine và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC) là đơn vị thứ ba  có kết quả khả quan khi phát triển vaccine COVID-19. Trung tâm áp dụng công nghệ tái tổ hợp, sử dụng vector virus sởi. POLYVAC đang chờ phê duyệt dự án nghiên cứu của Bộ Khoa học Công nghệ, tổ chức đấu thầu sinh phẩm.

Đơn vị thứ tư là Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen. Công ty này đang nghiên cứu vaccine subunit dựa trên protein S của virus SARS-CoV-2, được phát triển bằng công nghệ tái tổ hợp. Vaccine của Công nghệ sinh học dược Nanogen sẽ bao gồm protein S của chủng virus ở Vũ Hán (Trung Quốc) và chủng đột biến D614G.

Cuối năm 2021, Việt Nam có vaccine COVID-19

VABIOTECH đã thử nghiệm vaccine COVID-19 trên chuột. Kết quả cho thấy kháng nguyên của vaccine đáp ứng miễn dịch, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả, phòng được COVID-19.

Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết hiện các nhà khoa học đang trong giai đoạn tối ưu hóa quy trình sản xuất. Theo VABIOTECH, quy mô sản xuất với vaccine thông thường khoảng 3 - 5 triệu liều/năm hoặc nhiều hơn là 20 - 30 triệu liều/năm. Nhưng với vaccine COVID-19, mỗi năm có thể cần hàng trăm triệu liều, có những quốc gia còn muốn nhiều hơn nữa.

VABIOTECH đã thử nghiệm thành công vaccine Covid-19 trên chuột. Ảnh: BSCC
VABIOTECH đã thử nghiệm thành công vaccine Covid-19 trên chuột. Ảnh: BSCC

Ông Đỗ Tuấn Đạt đánh giá: “Kết quả thử nghiệm thành công ở giai đoạn trước cho chúng ta những căn cứ triển khai giai đoạn hiện tại. Hiện có thể khẳng định chúng ta đã đi đúng hướng”. Cụ thể, VABIOTECH đã lựa chọn đúng vùng kháng nguyên của virus. Lựa chọn này là yếu tố gần như quyết định, là nguyên liệu ‘‘cốt lõi’’ cho sản xuất vaccine, để tạo đáp ứng miễn dịch.

Bản chất của virus SARS-CoV-2 là có khả năng biến đổi. Vì vậy, đơn vị này đã chọn những vùng gen của virus biến đổi ít nhất. Theo đó, kháng nguyên của SARS-CoV-2 trong vaccine sẽ có bản chất di truyền ổn định nhất. Điều này giúp vaccine khi lưu hành có tính ổn định, đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.

Vaccine đó có thể có miễn dịch chéo với các dạng đột biến khác nhau của virus.

Vaccine COVID-19 do Việt Nam sản xuất sẽ được tiêm thử nghiệm trên người vào cuối năm 2020. Ảnh minh họa: Thuý Anh
Vaccine COVID-19 do Việt Nam sản xuất sẽ được tiêm thử nghiệm trên người vào cuối năm 2020. Ảnh minh họa: Thuý Anh

Tiến sĩ khoa học Nguyễn Thu Vân, thành viên Hội đồng Khoa học - Bộ Y tế, cho biết theo dự tính, đến cuối năm sau, vaccine COVID-19 của Việt Nam sẽ được hoàn thành. "Nếu Việt Nam thành công, khoảng thời gian như vậy là quá nhanh. Theo truyền thống, chúng ta phải mất 5-6 năm để cho ra đời một vaccine mới", bà đánh giá.

 GS Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết tại hội thảo về sản xuất vaccine COVID-19 ngày 22/7, Việt Nam hiện là một trong 38 quốc gia có cơ quan quản lý vaccine theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mở ra cơ hội hợp tác, xuất khẩu vaccine với các nước.

Ông Đỗ Tuần Đạt, Chủ tịch VABIOTECH tiết lộ, với tiến độ như hiện nay, đầu năm 2021 đơn vị này sẽ thử nghiệm vaccine trên người tình nguyện, nhóm nhỏ. Khi hoàn thiện, quy mô sản xuất có thể đạt 100 triệu liều/năm.

Theo Viện Vaccine và sinh phẩm Nha Trang (IVAC), quy trình sản xuất vaccine COVID-19 tương tự sản xuất vaccine cúm đại dịch, và IVAC đang hoàn toàn làm chủ công nghệ này. Đến cuối tháng 7, IVAC đã sản xuất thành công 3 lô vaccine trên dây chuyền hiện có. Kết quả thử nghiệm ban đầu đạt chất lượng. Nếu các thử nghiệm khả quan, IVAC sẽ tính tới chuyện thiết lập nhà máy mới với quy mô 70 - 100 triệu liều/năm, kinh phí ước cần 300 - 500 tỷ đồng.

Bộ Y tế cho biết song song với nghiên cứu thử nghiệm vaccine COVID-19 là thành lập quy trình sản xuất quy mô công nghiệp, số lượng lớn. Ngành y tế sẽ tăng công suất từ 3 triệu liều lên 6 - 10 triệu liều và hàng trăm triệu liều/năm.

(Tổng hợp)

TẤT ĐẠT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement