30/01/2017 08:11
Uống rượu theo cách này gây tổn thương não nghiêm trọng
Uống rượu không đúng cách khiến não bị tổn thương cực mạnh.
Uống quá nhiều bia
Trong quá trình sản xuất, độ tinh khiết của bia đã được cải thiện song vẫn còn một số chất độc hại tồn dư như chì, axit nitơ...
Nếu uống một lúc quá nhiều bia, các chất này sẽ tích tụ và gây hại cho cơ thể. Uống quá nhiều bia cũng làm tích tụ nhiều nhiệt lượng, dẫn đến thêm mỡ, cản trở quá trình tạo axit ribonucleic và tác động tiêu cực đến sự trao đổi chất của tế bào.
Ăn thực phẩm muối hoặc hun khói khi uống bia
Thức ăn muối chứa nhiều axit nitơ. Thực phẩm hun khói chứa nhiều hợp chất hóa học dẫn xuất. Khi uống quá nhiều bia, hàm lượng chì trong máu tăng cao, kết hợp với các chất này sẽ gây ra ngộ độc.
Uống bia với rượu mạnh
Uống bia chung với rượu mạnh làm gia tăng lượng cồn của bia, gây kích thích quá độ ở dạ dày và đường ruột, làm rối loạn chức năng tiêu hóa.
Uống rượu xong đừng ngủ ngay
Rượu kích thích ngủ, gây ngủ, vì vậy sau khi uống rượu thường có cảm giác buồn ngủ và muốn đi ngủ ngay. Việc lên giường ngay sau khi ra khỏi bàn rượu, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo Ths. BS Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), bác sĩ đã gặp rất nhiều trường hợp bệnh nhân sau khi uống rượu lên giường đi ngủ ngay.
Người nhà thường nghĩ đó là việc làm bình thường. Sáng hôm sau bệnh nhân tỉnh dậy sẽ cảm thấy mệt mỏi, không muốn ăn, vài tiếng sau có thể đã hôn mê, chân tay lạnh toát.
“Sau khi uống rượu, nếu đi ngủ ngay rất nguy hiểm. Vì sau một đêm dài, bệnh nhân dễ bị hạ đường huyết gây tổn thương não. Đã có rất nhiều trường hợp uống rượu đi ngủ ngay, khi đến bệnh viện đã bị tổn thương nặng, ở não,hôn mêkéo dài và tử vong”, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên phân tích.
Một trong những nguy hiểm nữa có thể dẫn tới tử vong ở người uống rượu dễ mắc phải là việc tự ý gây nôn. Việc tự gây nôn trong tình trạng không tỉnh táo có thể bị sặc và ảnh hưởng hệ hô hấp, ngưng thở.
“Có trường hợp nôn nên bị sặc, thức ăn rơi vào đường thở gây viêm phổi, suy hô hấp. Khi bệnh nhân tới viện trong tình trạng cấp cứu hồi sức và điều trị kéo dài”, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên nói.
Bệnh nhân khi say rượu thường được người nhà vội vàng pha nước chanh hay nước có vị chua cho uống là một lỗi sai không ít người mắc phải.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cho hay: “Chất chua của chanh kết hợp với lượng rượu có trong người bệnh nhân dễ gây ra tình trạng buồn nôn và tổn thương dạ dày do có axit. Khi say, thay vì uống chanh hãy cho bệnh nhân uống nước đường, mật ong, nước canh…”
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp