Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Uống nhiều trà thảo mộc có thật sự tốt cho cơ thể?

Trên thị trường rao bán rất nhiều loại trà thảo mộc như trà mướp đắng, atiso. Theo chuyên gia, nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây nhiều tác động xấu.

Thực phẩm bẩn, môi trường ô nhiễm tấn công cơ thể mỗi giờ mỗi ngày. May mắn, bạn vẫn còn có các thảo mộc, chúng giúp cơ thể làm sạch đến tận tế bào, đào thải độc tố và phòng chống bệnh tật.

Tình trạng sử dụng chất cấm tràn lan như thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng trong trồng trọt, chăn nuôi; các chất bảo quản, phụ gia, phẩm màu công nghiệp… khiến thực phẩm bị ô nhiễm. Người sử dụng lâu dài có thể xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, uể oải, chậm chạp, da kích ứng, dị ứng, nhiễm trùng nhẹ, có bọng mắt… do có sự tích tụ chất độc.

Các cây cỏ thường được bào chế làm trà như bạc hà, hoa cúc, khổ qua, rau đắng… đều có tác dụng giải nhiệt, kháng khuẩn, tiêu viêm giúp thanh lọc các bộ phận bên trong cơ thể ở các mức độ khác nhau.

Uống nhiều trà thảo mộc có thật sự tốt cho cơ thể?

Tùy từng loại còn có các tác dụng riêng biệt như trà bạc hà giúp trị đầy bụng, buồn nôn (nhưng không thể nôn được), trà gừng có tác dụng rất tốt cho hệ tiêu hoá. Trà hoa cúc giải nhiệt và làm dịu cơ thể. Trà tía tô đất giúp ổn định tinh thần. Nước râu ngô và dứa dại lợi tiểu, làm tan sỏi đường tiết niệu, nước mạch môn, rau má và đậu đen bảo hộ tế bào gan, nước nụ vối kích thích tiêu hóa.

Lương y Nguyễn Thanh Thúy, Phòng khám Đông y Ích Thọ Đường cho hay: “Mỗi loại thảo dược có thành phần hóa học, tính chất hàn nhiệt và công dụng khác nhau, do vậy, việc lựa chọn loại trà phải là loại nào phù hợp với thể trạng của từng người sẽ tốt hơn.Tuy nhiên, với mỗi loại trà đều có những tác dụng riêng đối với cơ thể. Vì vậy nếu sử dụng chúng trái với tác dụng vốn có sẽ gây hại cho cơ thể".

Theo Lương y, nếu người có thể trạng hàn mà dùng các thảo dược có tính hàn (hàn ngộ hàn tắc tử), người nhiệt mà dùng thảo dược có tính nhiệt (nhiệt gặp nhiệt tắc cuồng). Cụ thể, loại thảo mộc có tính hàn như: mướp đắng, giảo cổ lam… dùng cho người thể nhiệt.

Trà tam thất dùng tốt cho người thiếu máu, huyết ứ (có thành phần máu đông cao, có cục máu đông trong thành mạch...), bổ huyết (bổ máu), tan cục máu đông, phòng ngừa đột quỵ, phụ nữ bế kinh (kinh không đều).

Bạc hà tính mát, tác dụng giải biểu, phát hãn (không nên dùng nhiều với người ra quá nhiều mồ hôi), dùng tốt với người cảm phong nhiệt (sốt cao, không có mồ hôi).

Trà thảo mộc có thể sử dụng hằng ngày nhưng với liều lượng vừa phải.
Trà thảo mộc có thể sử dụng hằng ngày nhưng với liều lượng vừa phải.
Có một thực tế hiện nay, các loại trà này được chào bán khá rộng rãi trên thị trường. Hơn thế nữa, nhiều chị em còn truyền tai nhau về những cách giảm cân bằng các loại trà thảo mộc này.

Chia sẻ về vấn đề này, lương y Thúy cho hay: “Tất cả các loại thảo dược đều có tác dụng tốt khi sử dụng: đúng lúc, đúng người, đúng thể trạng. Khi cơ thể đã ở trạng thái cân bằng âm dương thì không nên lạm dụng quá dài ngày tránh làm mất đi sự cân bằng âm dương, tổn hao khí huyết.

Ví dụ, nếu dùng trà bạc hà lâu ngày sẽ khiến cơ thể phát hãn nhiều gây mất nước, tổn hao âm dịch.

Bên cạnh đó, việc giảm cân bằng trà thảo mộc cũng cần tùy từng loại thảo dược và cần phải có chế độ luyện tập khắt khe, chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng kết hợp. Không thể chỉ uống một loại trà thảo mộc nào đó dài ngày thì sẽ giảm được cân”.

DƯƠNG THỤY(t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement