21/04/2017 07:00
Ứng xử của bà mẹ thông minh trước 7 thói xấu mà hầu như trẻ nào cũng mắc
Đối với những bé không trung thực, thường đổ lỗi cho người khác, cha mẹ nên có những cách trừng phạt nhẹ nhàng nhưng thích đáng.
Hầu hết những đứa trẻ được sinh ra đều mang những tính cách tốt. Tuy nhiên, trong quá trình trưởng thành, bé bị ảnh hưởng khá nhiều từ các nhân tố môi trường xung quanh, người thân xung quanh. Từ đó hình thành nên tính cách của bản thân. Đó là lý do vì sao mà cùng một độ tuổi, có những đứa trẻ rất ngoan nhưng có bé lại không khéo léo trong cách ứng xử.
Dưới đây là 7 thói quen, tính cách xấu mà hầu như tất cả các trẻ đều mắc phải và cách ứng xử đúng đắn, việc nên làm của cha mẹ để giúp bé thoát khỏi tình trạng trên. Tốt nhất, cha mẹ nên can thiệp sớm và kịp thời để tránh việc ảnh hưởng tính cách khi bé lớn lên.
Giữ im lặng về hành động xấu của một ai đó
Giải pháp:Chỉ cho con sự khác biệt giữa một việc làm tốt và một việc làm xấu và bình tĩnh lắng nghe con nói, kiềm chế không phán xét.
Sau đó, giải thích cho con hiểu rằng việc "lờ đi" khi thấy ngước khác làm việc xấu là không tốt. Giúp con hiểu tình hình hiện tạiđể cả hai bên có thể tìm ra giải pháp cho vấn đề.
Sự ganh đua giữa anh chị em trong nhà
Giải pháp:Tìm ra gốc rễ của vấn đề và chắc chắn phải cấm con không được gây ra tổn thương về thể chất với những người khác trong nhà, thậm chí tất cả những người xung quanh con.
Giúp con hiểu được rằng anh em trong nhà phải giống như những người đồng đội và dạy con giải quyết xung đột một cách công bằng. Nói với con việc cần phải tôn trọng cảm xúc của nhau, tránh gây tổn thương.
Ngoài ra, cha mẹ nên cố gắng thường xuyên dành thời gian lắng nghe từng đứa con nói, điều này sẽ giúp duy trì mối quan hệ thân thiết giữa các thành viên trong gia đình.
Trộm cắp
Giải pháp: Việc đầu tiên khi phát hiện ra con có thói trộm cắp vặt, cha mẹ nên bình tĩnh để xử lý vấn đề.
Hãy tìm hiểu động cơ và giải thích rằng làm như vậy là hoàn toàn sai. Sau đó yêu cầu con trả lại (hoặc trả tiền) món hàng đó và xin lỗi chủ nhà.
Nếu hành vi trộm cắp tiếp tục xảy ra nhiều lần, hãy nhờ sự trợ giúp tâm lý từ các chuyên gia. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, hành vi này có thể tạo thành một thói quen xấu khó bỏ, hình thành nhân cách con người sau này của trẻ.
Thái độ không tôn trọng người khác
Giải pháp:Tìmnguyên nhân gây ra hành vi này, rất có thể nó xuất phát từ một điều gì đó mà con khó nói ra. Vì thế, đừng quở trách con ngay mà hãy tìm hiểu thật kĩ.
Bên cạnh đó, dạy con cách để thể hiện cảm xúc và mong muốn của mình một cách đúng đắn. Học cách giữ bình tĩnh và lắng nghe người khác nói.
Nếu con vẫn tiếp tục hành xử vô lễ như thế, hãy lấy đi một số “quyền lợi” của con để con cảm nhận được việc bị người khác không tôn trọng sẽ thế nào.
Không trung thực
Giải pháp:Giải thích cho con về sự trung thực và lòng tin tưởng trong các mối quan hệ.
Có thể áp dụng một số cách trừng phạt nhẹ nhàng để dạy cho con biết rằng nói dối là không thể chấp nhận.
Nếu sự không trung thực trở thành thói quen ở trẻ, đây có thể là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp đó, bạn sẽ cần liên hệ với chuyên gia tâm lý.
Mè nheo
Giải pháp:
Cố gắng giữ mộtthái độ bình tĩnh trước hành động mè nheocủa con và chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng.
Nếu hành vi này được lặp lại nhiều hơn, mẹ cần tìm hiểu cách những người khác trong gia đình cư xử và dạy dỗ bé. Nếu thói quen này bắt nguồn từ việc ai đó quá nuông chiều con, có thể thảo luận một cách nghiêm túc với họ để sự việc không tiếp diễn, ngăn chặn tính mè nheo, vòi vĩnh ở trẻ.
Thiếu ý thức, không quan tâm đến người khác
Giải pháp:
Không nên đặt quá nhiều áp lực lên con trong quá trình dạy dỗ. Thay vào đó, thường xuyên nhắc nhở con biết chú ý, quan tâm đến người khác.
Để con biết được điều đó, chính bản thân cha mẹ và những người lớn hơn trong gia đình hãy làm gương, hãy cư xử đúng đắn vì trẻ em thường lặp lại những gì chúng nhìn thấy.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp