28/10/2020 08:31
Ứng phó bão số 9: Bộ Công thương yêu cầu các địa phương dự trữ hàng hóa, ổn định thị trường
Bộ Công Thương đang triển khai các giải pháp cấp bách để ứng phó với bão số 9, trong đó yêu cầu sở công thương các tỉnh dự trữ hàng hoá, tăng cường kiểm soát để giữ ổn định thị trường.
Bộ Công Thương cho biết, nhằm ứng phó với cơn bão số 9 và mưa lũ ở miền Trung, Văn phòng thường trực đã gọi điện trực tiếp đến các Nhà máy thủy điện khu vực Duyên hải và Tây Nguyên trong vùng ảnh hưởng của bão; các chủ đập, hồ chứa tổ chức trực ban 24/24 để vận hành, ứng phó thiên tai, sự cố.
Đến thời điểm này, các hồ chứa vận hành an toàn, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh đang chỉ đạo vận hành đảm bảo an toàn công trình và hạ dần mức nước để tăng khả năng phòng lũ đón bão số 9.
Cụ thể, lưu lượng xả/lưu lượng về hồ (m3/s) tại lưu vực sông Cả như Nậm Pông là 6/30 ; Nhạn Hạc 6/44; Hủa Na 20/216, Hố Hô 49/33. Thủy điện Bản Vẽ dung tích cắt lũ còn rất lớn, mực nước hồ/mực nước dâng bình thường hiện nay là 196,59/200 m. Thủy điện Chi Khê, Khe Bố, Bản Ang, Lưu lượng nước về hồ bằng với lưu lượng nước phát điện, mực nước hồ bằng mực nước dâng bình thường.
Ảnh minh họa |
Ngoài ra, tại lưu vực sông Thạch Hãn gồm Đakrông 1 34/68; Thủy điện Quảng Trị lưu lượng nước về hồ bằng lưu lượng nước phát điện, mực nước hồ/mực nước dâng bình thường là 477.31/480m. Lưu vực sông Hương A Lưới 22/64; Bình Điền 260/166; Hương Điền 29/160; Thượng Lộ 7/30....
Về dự trữ hàng hoá, Bộ Công Thương cho hay, tại tỉnh Nghệ An đã dự trữ 1.700 tấn gạo; 2.000 nghìn gói mì; 2.000 thùng nước uống; 360 nghìn lít xăng; 270 nghìn lít dầu diesel. Sở Công Thương Nghệ An đang rà soát các đơn vị thực hiện dự trữ đầy đủ các mặt hàng được giao, chủ động, sẵn sàng phục vụ ứng cứu.
Lực lượng quản lý thị trường đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, từ thời điểm bão số 6 đến nay đã phát hiện, xử lý vi phạm 97 vụ vi phạm về hoạt động thương mại, trong ngày không phát hiện vi phạm. Giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu ổn định.
Tại tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục dự trữ 19 tấn lương khô, 870 tấn gạo; 185.000 thùng mì tôm; 57.340 lít nước uống; 60 tấn các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu khác; 380.000 lít xăng; 250.000 lít dầu. Các chợ truyền thống đã được khôi phục để cung ứng nhu yếu phẩm thiết yếu cho nhân dân.
Lực lượng chức năng kiểm tra, ngăn chặn kịp thời tình trạng lợi dụng thiên tai để găm hàng, tăng giá hàng hóa bất hợp lý. Ảnh minh họa |
Từ thời điểm bão số 6 đến nay lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý vi phạm 33 vụ vi phạm về hoạt động thương mại, trong ngày phát hiện, xử lý 1 vụ vi phạm. Giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu đã ổn định, trở về mức giá so với trước khi lũ lụt xảy ra.
Tại tỉnh Quảng Bình tiếp tục dự trữ 63.700 thùng mì tôm; 1.175 tấn gạo; 12.600 thùng lương khô; 17.500 thùng nước uống; 1.430 tấn các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu khác; 10.000 lít xăng; 4.350 lít dầu diesel. Hầu hết các hộ kinh doanh đã hoạt động trở lại cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.
Các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày cho người dân như gạo, muối, trứng, thực phẩm công nghệ, thịt lợn giá ổn định; rau xanh, củ, quả tiếp tục giảm so với hôm qua khoảng 1.000 đồng/kg.
Tỉnh Quảng Trị cũng dự trữ 300 tấn gạo; 185.000 thùng mì tôm; 30.000 thùng nước uống. Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi ở khu đô thị, chợ dân sinh ở nông thôn đã được khôi phục cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu được đáp ứng đầy đủ. Thời điểm bão số 6 đến nay lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý vi phạm 22 vụ vi phạm về hoạt động thương mại, trong ngày phát hiện, xử lý 1 vụ vi phạm.
Giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu cơ bản đã trở lại ổn định, chỉ có rau xanh còn tăng nhẹ so với trước mưa lũ. Rau lang tại chợ từ 7.000 - 10.000 đồng/bó; rau muống tại chợ từ 10.000 - 15.000 đồng/bó.
Ngoài ra, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã dự trữ hàng hóa tại tỉnh, số lượng cụ thể: 510 tấn gạo; 61.000 thùng mì tôm; 2.700 thùng nước uống; 3.500 thùng đồ hộp các loại: 2.200 lít xăng, 2.300 lít dầu diesel.
Lực lượng quản lý thị trường đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, từ thời điểm bão số 6 đến nay đã phát hiện, xử lý vi phạm 4 vụ vi phạm về hoạt động thương mại, trong ngày không phát hiện vi phạm. Giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu đã trở về mức giá so với trước khi lũ lụt xảy ra.
Thành phố Đà Nẵng cũng dự trữ 26.284 thùng mỳ ăn liền; 12.653 thùng lương khô; 83 tấn gạo các loại, 14.832 thùng nước đóng chai và 349 tấn các mặt hàng lương thực thực phẩm khác khác; 12.600 m3 xăng các loại, 17.000 m3 dầu diesel.
Thị trường ổn định, cơ bản giá các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu đã trở về mức giá so với trước khi lũ lụt xảy ra, riêng có rau, củ, quả tăng 2.000 - 5.000 đồng/kg, thịt lợn tăng 5.000 - 10.000 đồng/kg do nhân dân tích trữ phòng bão số 9.
Tại tỉnh Quảng Nam cũng dự trữ 45.130 thùng mỳ ăn liền; 2.320 thùng lương khô; 2.221 tấn gạo các loại, 119.948 thùng nước đóng chai và 3.696 tấn các mặt hàng lương thực thực phẩm khác khác; 194.400 lít xăng các loại, 1.332.500 lít dầu diesel.
Tỉnh Quảng Ngãi dự trữ 27.042 thùng mỳ ăn liền; 123.539 thùng lương khô; 788,867 tấn gạo các loại; 74.602 thùng nước đóng chai và 282 tấn các mặt hàng lương thực thực phẩm khác khác; 46,174 m3 xăng các loại, 72,233 m3 dầu diesel.
Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 9, từ tối ngày 26/10/2020 người dân bắt đầu mua nhu yếu phẩm dự trữ, sức mua tăng 30 - 40% so với ngày thường. Nguồn cung hàng hóa nhu yếu phẩm thiết yếu đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Giá cả hàng hóa, dịch vụ thiết yếu trên địa bàn tỉnh vẫn ổn định. Không xảy ra tình trạng sốt giá, không có dấu hiệu đầu cơ găm hàng gây bất ổn thị trường.
Tỉnh Bình Định cũng dự trữ 157.000 thùng mỳ ăn liền; 5.135 thùng lương khô; 50,5 tấn gạo các loại; 108.200 thùng nước đóng chai và 282 tấn các mặt hàng lương thực thực phẩm khác khác; 2.550 m3 xăng các loại, 4.380 m3 dầu diesel.
Tại tỉnh Phú Yên, lượng hàng hóa dự trữ gồm 40.000 thùng mỳ ăn liền; 300 tấn gạo các loại; 8.000 thùng nước đóng; 342 m3 xăng các loại, 394 m3 dầu diesel.
Tỉnh Khánh Hòa cũng dự trữ 58.000 thùng mỳ ăn liền; 7.250 thùng lương khô; 13,05 tấn gạo các loại; 58.000 thùng nước đóng chai; 14,5 tấn các mặt hàng lương thực thực phẩm khác khác; 3.000 m3 xăng các loại, 3.000 m3 dầu diesel.
Tỉnh Kon Tum cũng dự trữ 35.906 thùng mỳ ăn liền; 96 tấn gạo các loại; 4.500 thùng nước đóng chai; 98 tấn các mặt hàng lương thực thực phẩm khác khác; 700.000 lít xăng các loại, 90.000 lít dầu diesel.
Ngoài ra, tỉnh Gia Lai cũng dự trữ 8.000 thùng mỳ ăn liền; 15 tấn lương khô; 96 tấn gạo các loại; 2.100 thùng nước đóng chai; 27 tấn các mặt hàng lương thực thực phẩm khác khác; 90.000 lít xăng các loại, 65.000 lít dầu diesel.
Tỉnh Đắk Lắc cũng đã dự trữ 11.000 thùng mỳ ăn liền; 120 tấn gạo các loại; 40.000 thùng nước đóng chai; 270 tấn các mặt hàng lương thực thực phẩm khác khác; 56.900 lít xăng các loại.
Tỉnh Đắk Nông dự trữ 5.000 thùng mỳ ăn liền; 100 tấn gạo; 1.000 thùng nước đóng chai; 100 tấn các mặt hàng lương thực thực phẩm khác khác; 150.000 lít xăng các loại, 150.000 lít dầu diesel.
Tỉnh Lâm Đồng dự trữ 11.500 thùng mỳ ăn liền; 362 thùng lương khô; 16,27 tấn gạo; 21.100 thùng nước đóng chai; 420 tấn các mặt hàng lương thực thực phẩm khác khác; 4 triệu lít xăng các loại, 1,9 triệu lít dầu diesel.
Cùng với đó, việc nguồn điện vận hành bình thường; lưới điện truyền tải 220 - 500kV: vận hành bình thường; lưới điện phân phối 110kV: vận hành bình thường; lưới điện trung áp, hạ áp.
Hiện nay, tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, một số khu vực nước ngập sâu nên đang cắt điện để đảm bảo an toàn tại 11 xã/phường; đêm qua và hôm nay đã khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 2 xã.
Cụ thể, Quảng Bình cắt điện 3 xã, Quảng Trị cắt điện 6 xã (khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 1 xã), Quảng Nam cắt điện 2 xã.
Kể từ khi xảy ra mưa lũ đến nay đã khôi phục, cung cấp điện trở lại cho 319 xã, cụ thể: Hà Tĩnh 90 xã, Quảng Bình 114 xã, Quảng Trị 77 xã, Thừa Thiên Huế 27 xã/phường, Quảng Nam 11 xã.
Để ứng phó với bão số 9, EVN đã có công điện chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị các công việc để ứng phó, sẵn sàng phương án sửa chữa, khôi phục, cung cấp điện các khu vực ngay khi các điều kiện về an toàn được đảm bảo.
Đáng lưu ý, các Tập đoàn, Tổng công ty công nghiệp đều đã có Công điện chỉ đạo, kiểm tra tình hình triển khai thực tế tại những khu vực trọng điểm. Các đơn vị trực tiếp sản xuất đang thực hiện các nội dung công việc để ứng phó với bão số 9. Đến thời điểm hiện tại thiệt hại về người chưa có; thiệt hại về tài sản các đơn vị đang thực hiện thống kê.
(Nguồn: TTXVN)
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp