Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Uber có thật sự bán mình cho Grab tại Đông Nam Á?

Doanh nghiệp

26/03/2018 17:11

Bài toán đầu tư lại chính thị trường đang được Uber ghi điểm khá ấn tượng trong thương vụ Grab khi dù không còn thương hiệu, Uber vẫn có miếng bánh thơm.

Hiện diện ít ỏi tại Đông Nam Á, phương án bán là thượng sách

Theo BBC, tính đến thời điểm "bán mình" cho đối thủ Grab, Uber hiện chỉ kinh doanh hoạt động tại 51 thành phố của các quốc gia Đông Nam Á bao gồm Singapore, Myanmar, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines và Campuchia.

So với Grab vốn xem thị trường Đông Nam Á là chủ lực, thì con số ít ỏi của Uber không chỉ thua kém về thị trường mà còn cả thị phần.

Điển hình như Việt Nam, đến nay, Uber cũng chỉ hiện diện tại 4 tỉnh thành bao gồm Nha Trang, TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng cho loại hình xe ô tô 4 chỗ, 7 chỗ, và UberMoto 2 bánh dù đến trước. So với Grab đến sau, hiện thị trường đang mở rộng 12 tỉnh thành cho cùng 3 loại hình đã cho thấy Uber đã bị vượt mặt như thế nào.

Thị trường và thị phần Uber tại Đông Nam Á chưa bằng 1/3 so với Grab - Ảnh: Reuters
Thị trường và thị phần Uber tại Đông Nam Á chưa bằng 1/3 so với Grab - Ảnh: Reuters

Việc co cụm tại Đông Nam Á trong khi dàn trải trên thế giới được xem là mảng tối của ứng dụng này tại thị trường, do đó phương án bán được xem là tối ưu trong bối cảnh doanh thu ngày càng giảm.

Bên cạnh đó, là một khởi nghiệp với sự rót vốn từ các nhà đầu tư, bản thân Uber trong năm 2017 được xem là liên tục lỗ. Báo cáo tài chính của Uber cho thấy, trong năm 2017, ứng dụng đặt xe này đã thiệt hại 4,5 tỷ USD đến nỗi nhân sự phải thay đổi vì những bê bối về quấy rối tình dục.

Tại thị trường Đông Nam Á, trong phỏng vấn với người thuyền trưởng Dara Khosrowshahi của Uber với BBC, ông thừa nhận hoạt động tại thị trường này hiện đang không có lãi ngay lúc này. Điều này cho thấy Uber đang dần mất đi thị trường từ chính các đối thủ tương tự, trong đó có Grab tại Đông Nam Á, Didi Chuxing tại Trung Quốc...

Đó là chưa kể, bản thân nhà đầu tư chiến lược cho Uber tại châu Á có Softbank, cũng chính là nhà đầu tư cho Grab và Didi Chuxing. Nên việc gom chung một mối được cho là giúp miếng bánh thị phần thêm mạnh và chung quy lại đều về một mối trong thương vụ đầu tư kiếm lời.

Thương vụ Uber - Grab về bản chất đã được nhiều hãng thông tấn như Reuters, Bloomberg nhận định chỉ là một sự thay đổi thương hiệu khi chính những công ty này, chủ yếu là công nghệ, còn tài sản không có có nỗi một chiếc xe thì việc thay da đổi thịt cũng là điều cần làm dưới áp lực từ nhà đầu tư.

Mô hình đầu tư không thay đổi, Uber còn được miếng bánh thơm, tại sao không bán?

Dưới áp lực từ nhà đầu tư Softbank cho thị trường châu Á, Uber dù muốn hay không cũng khó mà "không tuân lệnh mẹ cha" khi tin bán mình đã được lên kế hoạch từ cuối 2017.

Theo thông tin từ Reuters, trong thương vụ này, Grab sẽ lấy toàn bộ hoạt động kết nối di chuyển và giao nhận thức ăn của Uber tại Đông Nam Á mang tên gọi Uber Eats. Dù đánh giá là một dịch vụ của Đông Nam Á, nhưng đến hiện nay, dịch vụ Uber Eats chỉ mới hiện diện tại Singapore là chủ yếu.

Thương vụ Uber - Grab được nhận định là dưới áp lực từ nhà đầu tư Softbank cho thị trường châu Á, trong đó tại Đông Nam Á, Uber dù không còn hiện diện nhưng vẫn có 27,5% trong Grab và có chân trong hội đồng quản trị để tham gia điều hành - Ảnh: BBC
Thương vụ Uber - Grab được nhận định là dưới áp lực từ nhà đầu tư Softbank cho thị trường châu Á, trong đó tại Đông Nam Á, Uber dù không còn hiện diện nhưng vẫn có 27,5% trong Grab và có chân trong hội đồng quản trị để tham gia điều hành - Ảnh: BBC

Cùng với việc lấy Uber Eats để phát triển loại hình tương tự GrabFood, các đối tác tài xế của Uber sẽ có 2 tuần để chuyển đổi sang Grab nếu tiếp tục hợp tác cùng với ứng dụng đặt xe.

Tại Việt Nam, theo thông tin từ các tài xế cho biết, họ buộc phải chuyển sang Grab chậm nhất ngày 8/4 tới nếu muốn tiếp tục hoạt động. Với việc tình hình đang quá khó khi quá nhiều đối tác, thì việc một tài xế chạy cả Grab hay Uber là điều không khó gặp nên việc chuyển đổi được cho cũng không vấn đề gì.

Mô hình kinh tế chia sẻ đang giúp cho Uber được lợi hơn trong thương vụ này khi không mất gì khi đối tác vốn chỉ là tắt ứng dụng và chuyển tài khoản sang Grab, điều này hoàn toàn dễ làm trên hệ thống.

Chính vì mô hình kinh tế chia sẻ đang được Uber vận dụng tốt, BBC trong bản phân tích sáng nay đã không ngần ngại cho rằng thương vụ này đang quá giống với những gì mà ứng dụng này đã làm tại Trung Quốc khi thị trường không thuận lợi. "Thực chất chỉ là thay đổi mô hình đầu tư từ hình thức trực tiếp sang gián tiếp", BBC nhận định.

Cụ thể, trong thương vụ với Didi Chuxing tại Trung Quốc vào 8/2016, Uber khi đó thị phần chỉ chưa tới 15%, trong khi hãng đối thủ hiện đang trên 50%. Thay vì chọn hình thức đối đầu trực tiếp, Uber đã chuyển mảng kinh doanh cho Didi Chuxing với giá 35 tỷ USD, và nắm giữ 20% cổ phần công ty này.

Bản thân Uber không có bất kỳ tài sản nào ngoài công nghệ, đối tác của Uber là các bác tài, nên việc chuyển đổi chẳng mang khó khăn gì cho Uber khi vừa được tiền và vừa được (danh) tiếng.

Với Grab lần này, theo BBC, mặc dù giá trị tiền nong thương vụ không tiết lộ nhưng Uber cũng đã nắm 27,5% cổ phần của ứng dụng đặt xe lớn nhất Đông Nam Á. Bên cạnh đó, CEO của Uber, Dara Khosrowshahi cũng sẽ tham gia vào hội đồng quản trị và tham gia điều hành Grab.

Không chỉ tại Đông Nam Á, mà theo nhiều trang tin, khả năng Uber cũng sẽ có thể sẽ sáp nhập thêm lần thứ ba tại Ấn Độ khi thị trường đang có cạnh tranh bởi nhà đầu tư Softbank cũng là cổ đông chiến lược của Ola, một ứng dụng đối thủ tại thị trường.

MINH ĐỊNH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement