19/10/2020 11:40
Tỷ phú Jeff Bezos tiết lộ 4 bài học đưa Amazon trở thành người khổng lồ có thể bán bất cứ thứ gì thế giới muốn mua
Tỷ phú giàu nhất thế giới - Bezos luôn khiến công chúng quan tâm đặc biệt về con đường kinh doanh của ông và thành công của Amazon.
Năm 1994, Jeff Bezos bắt đầu Amazon từ một cửa hàng bán sách trực tuyến. Nơi làm việc lúc đó tạm bợ trong một nhà để xe nhỏ, bàn làm việc được đặt ngoài cửa nhà kho.
Nhưng Amazon hiện nay hầu như không có thứ gì người tiêu dùng cần. Vậy tỷ phú Bezos làm thế nào nó trở thành “cửa hàng có tất cả mọi thứ”?
"Chúng tôi có thể bán bất cứ thứ gì"
Năm 1997, sau khi Amazon đạt được những bước tiến to lớn từ bán đĩa CD và DVD, ông Bezos nghĩ cách để có thể mở rộng cửa hàng trực tuyến của mình.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2018 tại Câu lạc bộ Kinh tế của Washington, CEO Amazon nói: “Tôi đã gửi email cho 1.000 khách hàng được lựa chọn ngẫu nhiên, và hỏi họ: ‘Ngoài những thứ chúng tôi bán hôm nay, bạn muốn thấy chúng tôi bán gì?’”.
Bezos kể tất cả các câu trả lời đều khá dài, “nhưng nhìn chung nội dung trả lời là bất cứ mặt hàng gì họ đang tìm kiếm tại thời điểm đó”.
Jeffrey Preston Bezos được biết đến như là người sáng lập, CEO và Chủ tịch của công ty công nghệ đa quốc gia Amazon. Ảnh: Peter Foley. |
Trong số những email nhận được, tỷ phú giàu nhất thế giới tâm đắc câu trả lời của một người với nội dung: “Các lưỡi gạt nước của kính chắn gió, bởi vì tôi thực sự cần”.
Bắt đầu từ việc tiếp nhận mong muốn của khách hàng, Bezos nảy ra sáng kiến: “Chúng ta có thể bán bất cứ thứ gì theo cách này. Vì vậy, sau đó chúng tôi tung ra thiết bị điện tử, đồ chơi và nhiều danh mục khác theo thời gian”.
Cho người khác thứ họ muốn
Đến đầu những năm 2000, Amazon đã có bước tiến xa hơn. Bên cạnh việc bán các mặt hàng như sách, video, bản nhạc… Amazon còn cung cấp quần áo, đồ điện tử, đồ chơi, đồ dùng nhà bếp, và thậm chí cả đăng ký mua tạp chí dài hạn.
Trong lá thư gửi cổ đông năm 1999, Bezos đã chia sẻ tầm nhìn của mình về việc sử dụng nền tảng của Amazon để xây dựng câu chuyện kinh doanh: “Trên toàn cầu, công ty lấy khách hàng làm trung tâm, nơi mà khách hàng muốn mua trực tuyến đều có thể đến để tìm và khám phá bất cứ thứ gì”.
Đế chế thương mại điện tử Amazo được xem là một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ, có trụ sở tại Seattle, Washington. Ảnh: Corporate Bytes. |
Ông tâm sự: “Chúng tôi sẽ lắng nghe khách hàng, thay mặt họ phát minh và cá nhân hóa cửa hàng cho từng người, đồng thời làm việc chăm chỉ để tiếp tục giành được sự tin tưởng từ phía người tiêu dùng”.
“Mỗi sản phẩm và dịch vụ mới mà chúng tôi cung cấp giúp chúng tôi phù hợp hơn với nhiều nhóm khách hàng hơn, và có thể tăng tần suất họ ghé thăm cửa hàng của chúng tôi”, Bozos nói thêm.
Hiện Bezos đang sở hữu khoảng 200 tỷ USD. Nhìn nhận con số này sẽ có rất ít người đạt được thành công tương tự, nhưng tất cả chúng ta đều có thể học hỏi từ 4 ý tưởng của vị tỷ phú tự thân này.
1. Những ý tưởng đơn giản nhất rất đáng để thử
Một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất về đổi mới là những ý tưởng đáng thử nghiệm phải luôn phức tạp, hoặc nghe có vẻ “điên rồ” đối với người bình thường.
Tuy nhiên, như Bezos đã chỉ ra, chúng ta có thể lấy một ý tưởng đơn giản và biến nó thành một thứ gì đó lớn hơn. Chẳng hạn, một cửa hàng bán sách có thể bán thêm nhiều thứ khác.
2. Chấp nhận thất bại
Bezos nói tại hội nghị IGNITION năm 2014: “Tôi đã thất bại hàng tỷ đô la”. “Một trong những công việc của tôi là khuyến khích mọi người mạnh dạn. Nó cực kỳ khó, vì thực tế bản chất các thử nghiệm rất dễ bị thất bại”, CEO này chia sẻ.
Amazon tập trung vào điện toán đám mây, truyền phát kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và thương mại điện tử. Ảnh: Ottawa Lives Here. |
Tuy nhiên, Bezos cho rằng, những người không chấp nhận thất bại “cuối cùng sẽ rơi vào tình thế tuyệt vọng".
3. Kết nối và lắng nghe
Bản chất, con người chúng ta sinh ra đều giống nhau, nhưng chắc chắn sẽ khác nhau về nhu cầu. Việc lắng nghe những nhu cầu đó đều có thể giúp chúng ta đưa ra quyết định thông minh và nhanh chóng hơn, cho dù bạn là một doanh nhân hay một thành viên trong nhóm đang cố gắng lên ý tưởng cho công ty của mình.
Để tìm ra cách Amazon nên mở rộng, Bezos không nhìn vào bản thân hay nhân viên của mình, mà đã hỏi trực tiếp khách hàng. Điều này đã giúp Bezos xây dựng một doanh nghiệp thu hút hầu hết mọi người.
4. Đi chậm
Không ai giàu trong một sớm một chiều. Amazon đã mất 26 năm để có được vị trí như ngày nay. Đế chế thương mại điện tử này sẽ tiếp tục dùng mọi cách để cải tiến, thử nghiệm và đổi mới liên tục.
Bezos giải thích trong một cuộc phỏng vấn với Four Peaks TV vào năm 2013, phương châm của Blue Origin là “Gradatim Ferociter”, có nghĩa “tiến từng bước một cách tàn bạo hơn”.
Ông nói: “Về cơ bản, chúng ta không thể bỏ qua các bước, phải đặt một chân trước chân sau. Mọi thứ cần có thời gian, không đốt cháy giai đoạn”.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp