Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn ở một số ngân hàng đang sát mức trần

Ngân hàng

09/10/2017 06:32

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn bình quân tại một số ngân hàng đang ở mức cao sát mức trần quy định 50% tại Thông tư 06 của Ngân hàng Nhà nước.

Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - tài chính 9 tháng đầu năm 2017. Theo đó,tín dụng9 tháng đầu năm tiếp tục tăng trưởng tích cực. Ước tính đến hết tháng 9/2017, tín dụng ước tăng 11,5% so với cuối năm 2016, nếu tính cả trái phiếu doanh nghiệp tăng 12,9% (cùng kỳ năm 2016 tăng 12,5%).
Ảnh minh họa.
Trong đó, tỷ trọng tín dụng trung dài hạn tiếp tục xu hướng giảm.Tín dụng trung và dài hạn ước tăng 10,7% (cùng kỳ năm 2016 tăng 14,9%), chiếm 54% tổng tín dụng (cùng kỳ năm 2016 chiếm 55,6%).
Tín dụng VND vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên tăng trưởng tín dụng ngoại tệ 9 tháng đầu năm 2017 cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2016.
Cụ thể, tín dụng ngoại tệ ước tăng 12,9%, cao hơn nhiều so với mức 5,4% của cùng kỳ năm 2016, chiếm 8,4% tổng tín dụng.
Tín dụng VND ước tăng 13% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ 2016 tăng 14,4%), chiếm khoảng 91,6% (gần như không đổi so với cùng kỳ 2016).
Cho vay đối với hoạt động làm thuê, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình tiếp tục tăng mạnh từ năm 2015, ước tính đến cuối T9/2017 chiếm tỷ trọng 15,7% tổng cho vay, tăng từ mức 11,2% cuối năm 2016.
Tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 22,4% lên 23,4%; tỷ trọng cho vay ngành nông lâm thủy sản giảm từ 8,3% xuống 7,6%, bán buôn bán lẻ giảm từ 18,6% xuống 17,7%. Tỷ trọng cho vay kinh doanh bất động sản và xây dựng giảm nhẹ từ 17,1% (T12/2016) xuống 16,8% (T9/2017), trong đó cho vay ngành xây dưng chiếm 10,3%, cho vay kinh doanh bất động sản chiếm 6,5%.
Trong khi đó, huy động vốn 9 tháng đầu năm 2017 tăng trưởng khá, ước tăng 11,2% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ năm 2016 tăng 14,1%). Trong đó, tiền gửi khách hàng ước tăng khoảng 10,9% so với cuối năm 2016, phát hành giấy tờ có giá ước tăng 18,6%. Huy động ngoại tệ tăng 4,3%, chiếm khoảng 10,2% tổng huy động. Huy động vốn bằng VND ước tính tăng 12,5%, chiếm 89,8%.
Thanh khoản của hệ thốngngân hàngnhìn chung khá tốt. Tỷ lệ tín dụng/huy động (LDR) bình quân của hệ thống đạt khoảng 87,2% (năm 2015 là 85,6%). Tỷ lệ LDR bằng VND là 88%, bằng ngoại tệ là 73%.
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn bình quân của hệ thống TCTD ước khoảng 33,4%, giảm nhẹ so với cuối năm 2016 (34,5%). Tuy nhiên, NFSC cũng cho biết, tỷ lệ này tại một số TCTD đang ở mức cao sát mức trần quy định 50% tại Thông tư 06 của NHNN.
Lãi suất huy động VNĐ giảm nhẹ. Tính đến tháng 9, lãi suất huy động bình quân giảm 0,03-0,05 điểm % so với cuối quý 2/2017 và tương đương so với thời điểm đầu năm.
Lãi suất cho vay giảm nhẹ, đặc biệt đối với các lĩnh vực ưu tiên. Hiện tại, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên giảm từ 0,5-1%; đối với khách hàng tốt còn khoảng 4-5%/năm.
Theo NFSC, trong quý 4/2017, vẫn còn những yếu tố hỗ trợ để giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Cụ thể, áp lực từ phía tỷ giá không quá lớn do chỉ số Dollar Index đã giảm khá mạnh; ngoài ra, lạm phát nhiều khả năng trong tầm kiểm soát (dưới 4%).
Trong khi đó, việc phát hành TPCP các tháng cuối năm chỉ còn chưa tới 20% kế hoạch, lợi suất TPCP các kỳ hạn vẫn thấp hơn khoảng khoảng 1-1,5 điểm % so với đầu năm 2017, tạo điều kiện hỗ trợ lãi suất. Cuối cùng là yếu tố hỗ trợ từ phía cơ chế, pháp lý về xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 của Quốc hội.
TRẦN THÚY (Bizlive)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement